Tại sao lại xảy ra sự bùng nổ tổ hợp thông tin?

Không biết bạn đã nghe thấy chuyện thông tin tăng nhanh đột biến dẫn tới sự "bùng nổ" chưa. Đó là chuyện gì vậy? Hãy xem một ví dụ đơn giản sau đây.

Có một tấm bản đồ thành phố, người bán hàng cần phải đi hết các thành phố, và chỉ đi tới một lần. Trong bản đồ, cứ giữa hai thành phố là có một con đường, trên đó ghi rõ khoảng cách hai bên. Yêu cầu thiết kế một hành trình cho người bán hàng nọ, sao cho xuất phát từ bất kể thành phố nào trong số các thành phố đó, và rồi khi quay lại thành phố ban đầu thì đó là hành trình ngắn nhất. Đó chính là "bài toán người bán hàng".

Yêu cầu giải đề toán này có vẻ không khó, chỉ cần tìm ra các con đường trên bản đồ, rồi so sánh, chọn con đường ngắn nhất là xong. Nếu số lượng thành phố ít thì cách thức đó là khả thi và thiết thực. Thế nhưng, nếu số lượng thành phố là nhiều thì phương pháp này sẽ thất bại. Nếu số thành phố là N, thì những con đường khác nhau giữa các thành phố là N! (giai thừa N) (N! = 1x2x3x…x N) đường. Nếu việc tính toán độ dài một con đường mất đi thời gian là 0,1 micrô giây (10-7 giây) thì phải sử dụng số thời gian là N! x 0,1 micrô giây để tính ra độ dài của tất cả các con đường. Trong công việc thực tế, đòi hỏi người bán hàng phải đi thăm hỏi 24 thành phố thì cũng không phải việc gì kì lạ lắm. Nhưng 24! thì lại lớn quá chừng. Tổng lượng thời gian dành cho việc tính toán độ dài các con đường nối 24 thành phố là 24! x 0,1 micrô giây (tức 6,24484017 x 1022 micrô, khoảng 1960 triệu năm). Bởi vậy, nếu N cộng thêm 1, tức 24 + 1= 25 thì thời gian tiêu phí sẽ tăng 25 lần, tức là 25 x 0,1 micrô giây (khoảng 49050 triệu năm). N tăng thêm 1 thì lượng thời gian tăng (N + 1) lần. Tốc độ tăng trưởng tăng đột biến khiến ta khó hình dung được. Hiện tượng này chính là vấn đề "bùng nổ tổ hợp".

Còn một số vấn đề gọi là vấn đề đánh cờ, nếu người đánh cờ với máy, để đảm bảo cuối cùng sẽ thắng thì máy tính có thể phải thử cách đi của mọi khả năng, rồi đó mà chọn lấy cách đi để thắng. Mỗi lần thử nghiệm một nước cờ thì lại có một thế cờ, mà số lượng thế cờ là rất nhiều. Ví dụ cờ vua có lượng thế cờ là 10120, còn cờ vây là 10761.

Tất cả những cách đi có thể đều thử một lần, sau đó chọn ra phương án hay nhất là có thể làm được. Nhưng thời gian để làm như vậy và không gian lưu trữ thì thật là kinh khủng. Với năng lực của máy tính hiện nay mà giải bài toán khó này là không thể. Bởi vì máy tính nào thì bộ nhớ của nó cũng chỉ có dung lượng có hạn, không thể vô hạn được. Bất kì động tác nào của máy đều cần một thời gian nhất định để hoàn thành.

Để cho dễ hiểu, chúng ta hãy suy xét vấn đề "bùng nổ tổ hợp" theo giác độ tiêu phí thời gian cho máy tính đánh cờ.

Hiện nay tốc độ tính toán của máy tính có thể đạt tới 100 triệu lệnh mỗi ngày. Dùng chương trình được thiết kế hay nhất, đi một nước cờ thì phải chấp hành 10 lệnh. Như vậy, đi một nước thì mất 0,1 micrô giây.

- Tốc độ máy tính có thể đạt tới ước chừng 2 miligiây/bước (1 ms = 10-3 s). Tốc độ tối đa về lí thuyết cho máy tính cổng tuần tự (serial máy tính) là 10-12 mili giây/bước, còn tốc độ giới hạn cho loại máy tính cổng song song (parallel máy tính) là 10-11 ms/bước, hoặc 10-104 năm/1 bước đi.

Dù cho tính toán với tốc độ lí thuyết tối đa trên máy tính cổng song song thì việc tìm nghiệm cho cờ vua phải mất 10 ngàn tỉ năm (1016) mới có thể hoàn thành. Thế nhưng, chúng ta biết rằng lịch sử Vũ Trụ cũng chỉ mới là 15 tỉ năm thôi.

Vì sao mùa đông sờ vào sắt lại lạnh hơn sờ vào gỗ?

Tại sao gỗ và sắt ở trong cùng một môi trường nhiệt độ như nhau lại có thân nhiệt khác nhau?

Tại sao cần phát triển phương thức vận chuyển bằng côngtenơ?

Trên các con đường của các thành phố hiện đại, bạn thường có thể thấy những chiếc xe tải lớn, kéo theo đằng sau một chiếc hòm sắt lớn hình chữ nhật. Ở...

Thế nào là điện thoại hội nghị?

Trong cuộc sống hằng ngày, người ta thường phải triệu tập cuộc họp toàn quốc hoặc cấp tỉnh thành. Nhân viên tổ chức hội nghị thường phải làm công việc...

Tại sao nước đun sôi có cặn trắng?

Đun sôi nước lên và bạn sẽ thấy xuất hiện các cặn, cục nhỏ, lắng đọng ở đáy ấm đun. Thực chất, đây là phản ứng hóa học xuất hiện trong quá trình đun nước...

Vì sao nói "Chỉ có một Trái Đất"?

Câu nói “Chỉ có một Trái Đất” xuất hiện sớm nhất trong Hội nghị môi trường nhân loại do Liên hợp quốc triệu tập năm 1972. “Chỉ có một Trái Đất” là...

Thế nào là nguyên tố phóng xạ?

Vào năm 1896, trong phòng thí nghiệm của nhà vật lý người Pháp là Becquerel xuất hiện một sự kiện lạ: Một gói phim được bao bọc rất kỹ đột nhiên bị lộ...

Vì sao có lúc xuất hiện hiện tượng sấm to mưa nhỏ, hoặc có sấm suông?

Mùa hè oi bức, mồ hôi đầy mình. Bỗng nhiên nơi chân trời dựng lên những đụn mây đen cao sững sững, một chốc sau đó sấm nổ vang rền.

Vì sao khi ngủ không nên trùm chăn kín đầu?

Không ít người khi ngủ thường thích trùm chăn kín đầu và toàn thân, đặc biệt là khi sợ hãi hoặc trời quá lạnh. Đây một thói quen không tốt.

Vì sao nói nước biển cũng là một nguồn năng lượng?

Thông thường ta nói nước biển chứa nguồn năng lượng vô tận, đó chủ yếu là nói đến nhiệt năng và cơ năng như năng lượng sóng, năng lượng thuỷ triều,...