Có phải Trung thu trăng sáng hơn không?

Trung Quốc gọi ngày rằm tháng 8 của nông lịch là tết Trung thu, lịch sử có hơn 2000 năm nay. Tết Trung thu có phong tục ăn bánh Trung thu, tối thiểu đã hơn 1000 năm nay. Nhiều người cho rằng, trăng rằm tối Trung thu sáng hơn so với trăng ở những đêm khác. Người xưa làm thơ và viết văn đều miêu tả như thế. Nhưng từ góc độ thiên văn học hiện đại mà xét thì trăng Trung thu không sáng hơn trăng của những ngày khác.

Mặt Trăng chuyển động trên quỹ đạo elip quanh Trái Đất, vì vậy khoảng cách giữa Mặt Trăng và Trái Đất lúc gần, lúc xa, nó biến động trong khoảng 40,67 vạn - 35,64 vạn km. Vào tết Trung thu Mặt Trăng thường không ở vị trí gần Trái Đất nhất, tức là sẽ không sáng hơn so với các tháng khác.

Từ lần trăng tròn này đến lần trăng tròn sau bình quân phải trải qua 29 ngày 12 giờ 44 phút, gọi là 1 "tháng sóc vọng". Trong nông lịch quy định sóc là ngày mồng 1, sau ngày sóc bình quân 14 ngày 18 giờ 22 phút mới là ngày "vọng". Cho nên chỉ cần sóc phát sinh vào sáng ngày 1 thì vọng mới phát sinh vào tối ngày rằm. Nhưng thường phát sinh trăng vọng không phải tối ngày rằm mà là tối ngày 16. Độ dài của sóc, vọng có thể lấy giá trị bình quân trên dưới 6 giờ, do đó có lúc kéo dài đến sáng ngày 17 vọng mới phát sinh. Trên thực tế đêm Trung thu trăng thường chưa tròn và sáng như đêm ngày 16.

Vì sao người ta cảm thấy trăng đêm Trung thu sáng hơn tất cả? Đó hoàn toàn là do cảm giác chủ quan của nhiều năm lưu truyền lại do phong tục tập quán gây nên. Mùa xuân thời tiết còn lạnh, người ta ít ở bên ngoài để thưởng thức trăng sao; mùa hè trăng khá thấp, ánh sáng trăng tương đối ít, còn các sao trên trời lại đặc biệt nhiều. Ban đêm hóng mát bên ngoài chủ yếu là quan sát dải Ngân hà và Ngưu lang, Chức nữ, cũng như là "Tâm tú nhị" màu đỏ trong chòm sao Thiên hát trên bầu trời phương nam; mùa đông tuy trăng sáng nhưng vì trời lạnh nên không ai ở ngoài để thưởng thức. Còn mùa thu trời mát mẻ, bầu trời sáng sủa nên Mặt Trăng trở thành đối tượng chủ yếu để quan sát. Chẳng trách mà người ta cho rằng trăng Trung thu sáng khác thường.

Các kiến trúc nằm sâu dưới lòng đất có điều gì kỳ diệu?

Ngay từ thời cổ đại, tổ tiên chúng ta đều cư trú trong các hang động từ đời này sang đời khác. Cùng với sự văn minh và tiến bộ của xã hội, con người...

Vì sao ở bãi biển phải đặt mức nước cảnh báo?

Mùa hè năm 1998, lưu vực sông Trường Giang Trung Quốc xảy ra một trận lụt lớn, có tới tám lần đỉnh lũ. Vì bị ảnh hưởng lụt đặc biệt, mức nước ở thành...

Vì sao có lúc đỏ mặt, tía tai?

Ta thường có lúc đỏ mặt, tía tai. Ví dụ, lúc cảm thấy e thẹn, lúng túng do gặp một người lạ; khi đi thi gặp đề khó hoặc lần đầu bước lên bục giảng...

Những sắc thái kỳ diệu của vầng trăng

Nói đến ánh trăng người ta thường liên tưởng đến màu trắng bạc và cho rằng những cảm nhận khác nhau về màu là do xúc cảm gây nên. Thật ra điều này...

Vì sao từ một loại dung dịch muối lại mọc ra các "cây kim loại" kỳ lạ?

Các bạn đã từng được thấy "cây kim loại" mọc ra từ một số dung dịch muối trong các thí nghiệm hoá học chưa?

Có phải nam thông minh hơn nữ?

Chuyện này quả là khó nói. Về tổng thể, trí thông minh của nam và nữ tương đương nhau, tuy nhiên, mang các sắc thái khác nhau.

Cầu dây văng về kết cấu có gì đặc biệt?

Cầu dây văng là một loại cầu kiểu mới được phát triển sau Chiến tranh thế giới thứ hai, còn gọi là cầu căng xiên. Cầu kéo xiên do các bộ phận như cột...

Tại sao một số xe đạp có thể thay đổi tốc độ?

Nếu đi xe đạp trên đường, bạn sẽ thường gặp trường hợp sau: Bên cạnh bạn luôn luôn có người đi xe đạp vượt qua, số lần đạp bàn đạp của anh ta ít hơn...

Vì sao không dùng nước thải để tưới ruộng?

Dùng nước thải để tưới ruộng đã có một lịch sử lâu đời. Thời kỳ trước Công nguyên, Trung Quốc cổ đại đã từng dùng nước thải để tưới ruộng.