Tại sao một số xe đạp có thể thay đổi tốc độ?

Nếu đi xe đạp trên đường, bạn sẽ thường gặp trường hợp sau: Bên cạnh bạn luôn luôn có người đi xe đạp vượt qua, số lần đạp bàn đạp của anh ta ít hơn nhiều, cho dù bạn cố nhấn mạnh bàn đạp, bạn cũng không thể đuổi kịp anh ta ngồi ung dung trên xe. Tại sao vậy?

Chúng ta biết rằng, bàn đạp xe đạp liên kết với trục của bánh sau, thông qua xích. Khi đạp lên bàn đạp sẽ làm quay đĩa, do đó kéo xích, xích chạy lại kéo líp lắp ở trục bánh sau làm cho quay bánh xe. Vì vậy, muốn tăng tốc xe thì phải tăng số lần đạp xe, nhưng như vậy, người ta đi xe cũng dễ mệt, đặc biệt là khi đi ngược gió hoặc leo dốc, muốn xe chạy nhanh thì càng mệt sức hơn.

Vậy thì làm thế nào để tăng tốc độ xe, mà không cần phải tốn sức đạp nhanh bàn đạp? Các nhà thiết kế xe đạp, đã nghĩ ra một cách là: Lốp lắp ở bánh sau càng to, thì nếu đạp bàn đạp với số lần như nhau, số vòng quay của bánh xe trong một đơn vị thời gian càng ít hơn, tốc độ quay càng thấp; lốp càng nhỏ tốc độ quay càng lớn. Do đó, chỉ cần thay đổi đường kính của líp, thì có thể có được các tốc độ khác nhau. Hiện nay, khá nhiều xe đạp dùng ở miền núi và xe đua, đều lắp đĩa và líp có 3-5 cặp bánh răng có tỷ số đường kính khác nhau, người đi xe có thể gạt tay gạt ở ghi đông, sẽ làm cho xích chuyển từ cặp bánh răng này sang răng bánh khác, với số lần đạp không đổi, nhưng tốc độ xe lại khác nhau rất nhiều. Đó là nguyên lý biến đổi của tốc độ xe đạp theo từng cấp kiểu hộp số.

Xe đạp có lắp bộ phận biến đổi tốc độ (đềrayơ), khi leo dốc hoặc đi ngược gió, chỉ cần gạt xích sang bánh răng có đường kính lớn hơn, thì có thể giảm được sức lực khá nhiều, còn khi tốc độ tương đối chậm, chỉ cần gạt xích sang bánh răng nhỏ hơn, thì có thể tăng nhanh tốc độ. Xe đạp được lắp một bộ phận biến đổi tốc độ như vậy, có thể tuỳ theo yêu cầu của người đi xe để chọn tốc độ hợp lý nhất.

Loại hợp chất cao phân tử thiên nhiên nào bền vững nhất?

Các loại vật liệu trong tự nhiên như bông, lanh, tơ, tre, len, cao su… đều là những cao phân tử thiên nhiên, phân tử của chúng có kích thước rất lớn,...

Động vật lớn nhất từ xưa đến nay là động vật nào?

Khi chúng ta đến tham quan vườn bách thú, thường là thích xem voi. Khi nhìn thấy thân hình to lớn, hình dáng thô kệch nặng nề của nó, có lẽ bạn sẽ...

Vì sao khí hậu ảnh hưởng đến tuổi thọ con người?

Các nhà y học cổ đại Trung Quốc cho rằng: con người sống trong môi trường tự nhiên, sự biến đổi của khí hậu sẽ ảnh hưởng đến sự lưu thông khí huyết...

Làm sao lấy tờ giấy nằm dưới chiếc bút mà không làm dịch chuyển chiếc bút?

Có lẽ bạn sẽ nghĩ việc này quá đơn giản, chỉ cần cầm tờ giấy rút khe khẽ ra khỏi chiếc bút là được.

Tam giác Pascal là gì?

Vào năm 1261, nhà toán học Trung Quốc thời Nam Tống là Dương Huy trong tác phẩm “Giải thích sách toán chín chương” đã trình bày một bảng số mà các số...

Vì sao hải lưu là nguồn năng lượng lí tưởng?

Trong Đại chiến Thế giới lần thứ nhất, người Đức đặt rất nhiều thủy lôi ngoài duyên hải của nước đối địch, nhằm đánh đắm các chiến hạm và phong tỏa...

Vì sao vào cuối thế kỉ 19, toán học Trung quốc lại lạc hậu hơn Nhật Bản?

Sự giao lưu văn hóa giữa hai nước Trung Nhật có nguồn gốc từ dài lâu. Toán học ở Nhật Bản được gọi là wasan, trước đây toàn học từ các điển tịch toán...

Vì sao có thể phá sương mù bằng phương pháp nhân tạo?

Sương mù là do những giọt nước hoặc tinh thể băng trôi nổi trong không khí mà thành. Khi có mù sẽ cản trở tầm nhìn, do đó những vật xa nhìn không rõ,...

Các chữ mạ vàng trên bìa sách có phải bằng vàng thật không?

Trên những quyển sách lớn đóng bìa cứng thường có các tiêu đề, tên sách được mạ vàng óng ánh, đẹp mắt. Trong các bao bì hàng hoá cũng thường thấy có...