Vết đen Mặt trời là gì?

Bề mặt Mặt Trời sáng chói, thường xuất hiện những vết tối gọi là vết đen hay nhật ban. Những ngày gió cát đầy trời, ánh nắng giảm yếu ta có thể dùng mắt thường cũng thấy được.

Những ghi chép sớm nhất về vết đen được thế giới thừa nhận ghi trong cuốn sử "Hán thư - Ngũ hành chí". Đó là lần quan trắc vết đen lớn nhất ngày 10 tháng 5 năm 28 trước Công Nguyên. Điều đó xẩy ra sớm hơn 800 năm so với phát hiện vết đen Mặt Trời của Châu Âu.

Điểm đen trên thực tế là gió bão trên bề mặt Mặt Trời, là một luồng khí xoáy rất lớn. Một vết đen phát triển hoàn toàn có một nhân trung tâm gần như hình tròn hơi đen, gọi là "bóng thực", mặt ngoài chung quanh nó là hình ảnh những sợi khá sáng, gọi là "bóng ảo".

Điểm đen thực ra không đen, nhiệt độ của nó khoảng 4500 độ, so với nước thép sôi còn sáng hơn nhiều. Nhưng vì nhiệt độ chung quanh của nó là 6000 độ nên nó thấp hơn khoảng 1.500 độ, so sánh ta sẽ thấy nổi lên hình ảnh của một vết đen. Đường kính của vết đen thường trên 1000 km, những vết đen, đặc biệt là một đám vết đen đường kính có thể đạt đến trên 10 vạn km.

Người ta phát hiện: vết đen xuất hiện trên Mặt Trời bao giờ cũng theo một quy luật nhất định: số lượng vết đen tăng lên theo từng năm, tăng đến cực vết rồi lại giảm xuống theo từng năm. Từ số vết đen nhỏ nhất đến năm có vết đen nhiều nhất thời gian bình quân là 11 năm gọi là một chu kỳ hoạt động của Mặt Trời. Mức độ vết đen xuất hiện trên Mặt Trời bao nhiêu được dùng làm tiêu chí để đánh giá sự hoạt động mạnh hay yếu của Mặt Trời.

Điểm đen của Mặt Trời còn có một đặc trưng rõ rệt, đó là sự phân bố của đa số vết đen trên Mặt Trời xuất hiện trong phạm vi từ 8o - 35o hai bên đường xích đạo.

Từ năm 1908 nhà thiên văn Hall người Mỹ đã phát hiện một phương pháp quan sát vết đen và từ trường vết đen của Mặt Trời. Dùng phương pháp này Hall và một số người khác đã phát hiện vết đen có từ trường phổ biến khá mạnh. Điều thú vị là từ tính của từ trường vết đen có sự biến đổi phức tạp và có quy luật. Chu kỳ biến đổi là 22 năm. Phát hiện này về sau được nhiều kết quả quan trắc chứng thực.

Hall và một số người khác căn cứ kết quả quan trắc về sự biến đổi cực tính từ trường vết đen, nên năm 1919 đã đưa ra chu kỳ hoàn chỉnh của hoạt động vết đen Mặt Trời gấp đôi 11 năm, tức là 22 năm. Nó thường được gọi là chu kỳ chuyển đổi cực từ, gọi tắt là chu kỳ từ, hoặc gọi nó là định luật Hale.

Tại sao một đoàn người không được đi đều qua cầu?

Trong lịch sử đã từng xẩy ra hai sự kiện. Sự kiện thứ nhất xảy ra khi Napoleon chỉ huy quân Pháp tiến đánh Tây Ban Nha. Khi đội quân đi qua một cây cầu treo, viên chỉ huy đã dõng dạc hô 1,2 và toàn bộ binh lính đã bước đều răm rắp theo khẩu lệnh...

Giấy chứng minh điện tử có lợi ích gì?

Những loại giấy chứng minh và card mà chúng ta sử dụng trong cuộc sống hằng ngày có rất nhiều. Chẳng hạn giấy chứng minh nhân dân, thẻ lao động, thẻ...

Vì sao khi đi trên dây thép phải đung đưa hai cánh tay?

Đi trên dây thép là một trong những tiết mục xiếc có từ rất lâu đời. Người đã xem qua tiết mục này đều tấm tắc khen tài nghệ điêu luyện của diễn viên...

Thế nào là bài toán "Nữ sinh Cachơman"?

Năm 1850, Cachơman người Anh đã đưa ra một bài toán khá lí thú: Một bà xơ dẫn 15 nữ sinh hàng ngày xếp hàng dạo chơi.

Tại sao con đường thông thương cổ đại được gọi là "Con đường tơ lụa"?

Dưới triều nhà Hán, Trung Quốc đã mở được một con đường thông thương buôn bán có khởi điểm là Thủ đô Trường An thời bấy giờ (nay là Tây An) và vắt...

Tại sao chuột lữ phải nhảy xuống biển để chết?

Chuột lữ là một loài động vật gặm nhấm cỡ nhỏ, thân dài khoảng 10 cm, sinh sống ở gần vành đai Bắc Cực.

Bài toán “nhóm 6 người” là gì?

Trong cuộc thi Olympic toán quốc tế năm 1947 ở Hungari có một bài toán như sau: Chứng minh rằng trong một nhóm sáu người bất kì ít nhất có ba đã từng...

Tại sao cầu Triệu Châu qua hơn một nghìn năm mà vẫn rất vững chắc?

Cầu Triệu Châu nằm ở vùng Triệu Châu, tỉnh Hà Bắc, Trung Quốc, xây từ năm 591-599, vào khoảng thời gian trị vì của vua Khai Hoàng đời Tuỳ, cách đây đã...

Thiên hà và lỗ đen, vật nào có trước?

Giới thiên văn học vừa phát hiện các thiên hà và lỗ đen trung tâm của chúng phát triển với tốc độ ngang bằng nhau. Khám phá này đặt dấu chấm hết cho...