Tại sao cà rốt chứa nhiều chất dinh dưỡng?

Cà rốt là một loại rau xanh có lịch sử trồng trọt lâu đời, đã được trồng hơn 2.000 năm ở Châu Âu, người Hi Lạp, người La Mã cổ xưa đều rất thân thuộc với chúng. Ở Thụy Sĩ từng phát hiện hóa thạch cà rốt. Vào thế kỉ XIII, cà rốt chuyển từ Châu Âu sang Trung Quốc, thêm vào đó nó có rễ thô, dài giống như củ cải nên người Trung Quốc gọi nó là củ cải tây.

Cà rốt chủ yếu chứa nhiều chất carotin và lượng lớn đường, tinh bột, một số chất dinh dưỡng vitamin B, vitamin C. Đặc biệt là chất carotin sau khi tiêu hóa thủy phân biến thành vitamin A gấp bội, có thể cung cấp cho cơ thể, dinh dưỡng cho giác mạc, tạo chất xương, phân giải mỡ...

Có phải hầu hết cà rốt chứa nhiều chất carotin không? Rễ của cà rốt có mấy loại màu sắc như đỏ, vàng, trắng... trong đó màu vàng và đỏ nhiều nhất. Qua phân tích, màu sắc của rễ cà rốt càng đỏ đậm thì chất carotin càng nhiều. Trong 100 g cà rốt đỏ, hàm lượng chất carotin đạt 16,8 miligam, trong mỗi 100 g cà rốt vàng chỉ chứa 10,5 miligam; còn trong cà rốt trắng thì thiếu chất carotin. Cùng một loại cà rốt, sinh trưởng ở điều kiện nhiệt độ 15 – 21oC, màu sắc của rễ khá đậm, hàm lượng carotin cao; còn trong nhiệt độ thấp hơn 15oC hoặc cao hơn 21oC thì màu sắc sẽ nhạt, hàm lượng carotin cũng thấp. Đất khô hạn hoặc độ ẩm quá lớn, lượng phân đạm nhiều, đều sẽ làm cho màu sắc củ cà rốt thay đổi và hàm lượng chất carotin nhạt đi.

Rất nhiều loại dầu và rau sau khi nấu chín, chất protein và vitamin C có chứa trong chúng sẽ đông kết lại hoặc bị phá đi, chất dinh dưỡng cũng cấp cho cơ thể con người không nhiều. Chất carotin thì không thế, chúng không dễ tan trong nước ảnh hưởng đối với độ nóng rất nhỏ, sau khi qua xào, nấu, hầm, chất carotin chỉ có lượng nhỏ bị phá hỏng. Cho nên cà rốt sống, nấu chín đều thích hợp, đặc biệt sau khi nấu chín, giá trị dinh dưỡng so với các loại rau khác cao hơn nhiều.

Vì sao diễn viên xiếc có thể đỡ được chiếc vò từ trên rơi xuống?

Mọi người đều biết rằng, một hòn đá nhỏ từ trên cao rơi xuống có thể đập rách đầu. Thế thì vì sao một diễn viên xiếc có thể lấy đầu đỡ được chiếc vò từ trên cao rơi xuống mà không bị hề hấn gì cả nhỉ? 

Vì sao động vật ngủ đông không bị chết đói?

Mỗi khi khí hậu dần dần trở lạnh, thức ăn khan hiếm thì có nhiều động vật đã đi vào ngủ đông. Bởi vậy, hiện tượng ngủ đông là một phương thức thích nghi của động vật trong cuộc đấu tranh sinh tồn đối với môi trường không thuận lợi.

Vì sao khi đeo kính đen phải chú ý đến thời gian, địa điểm?

Một số nam nữ thanh niên rất thích đeo kính đen. Họ không phân biệt hoàn cảnh, thời gian, thời tiết, suốt ngày trên sống mũi vẫn gác cái kính đen.

Vì sao rượu Thiệu Hưng càng để lâu càng thơm?

Rượu Thiệu Hưng là một đặc sản của Trung Quốc, nhiều lần được tặng thưởng huy chương vàng trong các cuộc triển lãm thực phẩm quốc tế: Rượu có màu vàng...

Có phải kim loại hiếm đều thực sự "hiếm có" không?

Trong "đại gia đình" kim loại có đến 53 kim loại được gọi là kim loại hiếm. Nhưng liệu có phải các kim loại được gọi là hiếm tất cả đều ít có không?...

Vì sao có lúc ta nháy mắt liên tục?

Mí mắt ta có lúc vô cớ nháy liên hồi, khiến ta cảm thấy không thoải mái. Có người nói "nháy mắt trái là nháy tiền, nháy mắt phải là nháy họa".

Vì sao lại sinh ra hình học phi Euclide?

Qua một điểm ở ngoài một đường thẳng có thể vẽ vô số đường thẳng không cắt nhau. Các bạn có tin không? Cho dù đây là mệnh đề mâu thuẫn với các giáo...

Tại sao nhiệt độ thấp, khô có thể giữ hạt giống được lâu?

Hạt giống cũng là một “sinh vật”, chúng cũng có một tuổi thọ nhất định. Có loại sống rất lâu, có loại sống rất ngắn.

Vì sao pin kiềm sử dụng tương đối bền?

Pin kiềm còn gọi là pin khô mangan, so với loại pin thường dùng (còn gọi là pin kẽm) pin kiềm vừa bền vừa có dòng điện sử dụng lớn, tuổi thọ dài, vỏ...