Vì sao căn cứ hướng gió lại có thể phán đoán được phương vị của trung tâm cơn lốc?

Những thuyền viên và ngư dân đánh cá trên biển lâu đời đều có kinh nghiệm phong phú. Để đối phó với gió lốc (áp thấp), họ thường căn cứ vào hướng gió để phán đoán trung tâm cơn lốc ở đâu. Biết được phương vị của trung tâm cơn lốc rồi là có thể kịp thời chủ động để phòng tránh.

Kinh nghiệm đơn giản để phán đoán phương vị trung tâm cơn lốc là: khi thuyền viên đứng chỗ trống trải trên boong tàu, khiến cho gió miền ngoài cơn lốc thổi vào sau lưng, lấy phương chính trước mặt là 0o thì trong khoảng từ 45o - 90o độ bên trái sẽ là phương vị của trung tâm cơn lốc lúc đó. Nếu lực yếu thì trung tâm nằm gần 45o, nếu lực gió mạnh trung tâm gần 90o. Thông thường khi sức gió dưới cấp 6 phương trung tâm cơn lốc có thể lấy 45o, gió cấp 8 lấy 67,5o, gió trên cấp 10 lấy 90o.

Vì sao dùng phương pháp căn cứ hướng gió này có thể phán đoán được phương vị của trung tâm cơn lốc?

Đó là vì mùa hạ và mùa thu ảnh hưởng đến cơn lốc trên biển, đường kính cơn lốc phần nhiều lớn hơn 1000 km. trong phạm vi lớn như thế, sự phân bố hướng gió ở các vùng là rất có quy luật. Gió lốc là cột áp thấp, khí áp ở trung tâm nhỏ nhất. Khi không khí chung quanh tập trung vào cơn lốc sẽ chịu ảnh hưởng tự quay của Trái Đất, do đó hướng gió phải quay lệch đi một góc. Sự quay lệch này khiến cho gió từ chung quanh đổ vào cơn lốc luôn có hướng ngược với chiều quay của kim đồng hồ. Nhưng vì càng gần với trung tâm cơn lốc thì lực gió tiếp tuyến càng mạnh, càng đi vào gần tâm gió càng chuyển động tròn, cho nên góc kẹp giữa hướng gió với đường tiếp tuyến càng nhỏ.

Dựa vào nguyên lý đó ta có thể biết được: cho dù bạn đứng ở chỗ nào trong khu vực cơn lốc chỉ cần có gió thổi vào sau lưng thì trung tâm cơn lốc nhất định ở trong hướng từ 45o - 90o phía trước bên trái.

Tia hồng ngoại là gì?

Chúng ta không thể nhìn thấy tia hồng ngoại bằng mắt thường và không phải tia hồng ngoại lúc nào cũng tồn tại xung quanh ta. Vậy rốt cuộc tia hồng ngoại là gì?

Vì sao học sinh cấp 1-2 không nên đi giày cao gót?

Chân là nền tảng của cơ thể, nó không những phải gánh chịu trọng lượng toàn thân mà còn phải đi và nhảy. Giày là vật bảo vệ cho bàn chân, nó có tác...

Máu chảy trong cơ thể như thế nào?

Máu tuần hoàn trong cơ thể, thậm chí lúc ngủ cũng không ngừng chảy. Vậy quy luật lưu động của máu như thế nào? Như ta đã biết, máu là chất lỏng giống...

Vì sao một số người thường có cảm giác đi ngoài không hết?

Ai đi ngoài xong cũng cảm thấy nhẹ nhõm. Nhưng một số người sau khi đi ngoài vẫn có cảm giác đi chưa hết nên không thấy thoải mái.

Vì sao thung lũng sông Yalupuzeng có nguồn địa nhiệt phong phú?

Sông Yalupuzeng đẹp đẽ chảy qua giữa hai ngọn núi Hymalaya và Wangtixơ. Đó là một vùng thung lũng rộng và bằng phẳng, nhưng dưới chân nó rất không yên...

Kiến trúc hiện đại và kiến trúc hậu hiện đại có gì khác nhau?

Lịch sử kiến trúc hầu như cũng lâu dài như lịch sử loài người. Kiến trúc của người nguyên thuỷ là những lều lán dùng cành cây, đất sét, lá cây, da...

Kiến trúc tường kính có những nhược điểm gì?

Trong các thành phố lớn hiện đại hoá, nhiều kiến trúc cao tầng đã dùng kết cấu "tường kính" mới mẻ đẹp mắt. Đó là một loại kính đặc biệt, dùng công...

Nhiệt độ trên Trái Đất vì sao lại nóng lên?

Sự biến đổi khí hậu trên Trái Đất có liên quan đến cuộc sống của con người. Các nhà khoa học thông qua nghiên cứu và đo đạc nhiệt độ phát hiện thấy:...

Vì sao phải "cân bằng thức ăn"?

Cùng với mức sống được nâng cao, người ta ngày càng ăn uống tươm tất và đủ dinh dưỡng. Không ít bậc bố mẹ cho rằng thịt nạc, cá, tôm có nhiều dinh...