Tại sao các tàu thuỷ lớn nặng như thế lại có thể nổi trên mặt nước?

Các tàu thuỷ lớn hiện đại đều làm bằng thép, thép nặng hơn nước sáu lần, phần lớn các hàng hoá chở ở trong tàu như lương thực, máy móc, vật liệu xây dựng v.v. cũng đều nặng hơn nước rất nhiều, thế mà tại sao các tàu chở nặng như vậy lại có thể nổi trên mặt nước?

Để hiểu vấn đề này, chúng ta có thể làm một thí nghiệm sau đây: Đặt một tấm tôn mỏng xuống nước, nó sẽ bị chìm ngay; nếu làm tấm tôn ấy thành hình hộp, trọng lượng không thay đổi, nó lại có thể nổi trên mặt nước; không những thế, nếu cho một số đồ vật vào hộp, hộp cũng chỉ hơi chìm xuống nhưng vẫn có thể nổi trên mặt nước. Đó là vì ở đáy hộp chịu một sức đẩy của nước hướng thẳng đứng lên trên. Chỉ cần lực đẩy lớn hơn trọng lượng của hộp tôn, thì hộp sẽ được đẩy lên mà không thể chìm xuống được. Đương nhiên xung quanh hộp đồng thời cũng chịu áp lực của nước, chẳng qua là độ lớn của áp lực nước ở hai mặt trước và sau của hộp bằng nhau, nhưng ngược chiều nhau, nên đã bị triệt tiêu, áp lực ở hai mặt trái phải cũng bị triệt tiêu như vậy. Sức đẩy tăng lên nếu thể tích của bộ phận ngâm trong nước tăng lên. Vì thể tích của hộp tôn lớn hơn tấm tôn rất nhiều, trọng lượng nước bị giãn ra cũng lớn hơn nhiều, cho nên chịu sức đẩy cũng lớn hơn nhiều, do đó, các thứ đựng trong hộp vẫn có thể nổi trên mặt nước. Tàu thuỷ lớn có thể nổi trên mặt nước cũng theo lẽ đó.

Định luật chìm nổi của vật thể là do Acsimét, một nhà khoa học cổ Hy Lạp phát hiện cách đây 2000 năm; ông phát biểu một cách chính xác rằng: "Độ lớn của lực đẩy tác dụng vào vật thể ở trong nước bằng trọng lượng nước do vật thể giãn ra". Chình vì thế nên tàu thuỷ nặng đến hàng vạn tấn, thể tích đồ sộ, nhưng do độ ngâm nước càng sâu, có nghĩa là trọng lượng giãn nước của tàu càng lớn, nó sẽ chở được càng nhiều đồ đạc, hàng hoá.

Vì sao phải nghiên cứu vẫn thạch và các hố vẫn thạch?

Đối với các nhà khoa học, vẫn thạch quả thực là "Tiêu bản thiên thể" khó tìm được. Do đó các nhà khoa học rất coi trọng nghiên cứu những "tặng vật" từ...

Xà phòng giặt, xà phòng thơm, xà phòng y học có gì khác nhau?

Vào thời xa xưa người ta đã biết dùng quả bồ kết để giặt quần áo. Ở Châu Âu, thời xưa người ta đã biết dùng tro cây cỏ, mỡ sơn dương và nước để chế...

Tại sao cây mía phần gốc lại ngọt?

Thường có câu nói “gốc của cây mía ngọt, càng gần gốc càng ngon”. Thực ra, nửa phần trên cây mía không ngọt bằng nửa dưới của cây, đặc biệt là phần...

Vì sao khi ăn rau cần phải rửa sạch, ăn hoa quả phải gọt vỏ?

Rau, hoa quả, dầu thực vật chúng ta mua ở chợ về hầu như đều chứa thuốc bảo vệ thực vật, mặc dù có những loại thuốc trong quá trình canh tác không hề...

Vì sao không nên sử dụng nhiều chất thực phẩm phụ gia?

Nước cam thiên nhiên là loại nước giải khát được nhiều người ưa thích. Nước cam ở các cửa hàng giải khát bán hiện nay, có hương vị giống với nước cam...

Vì sao khi nước vào tai thì không nghe rõ?

Khi bơi, nước rất dễ vào tai. Lúc đó, bạn sẽ cảm thấy nghe không rõ những âm thanh chung quanh.

Thế nào là sao lùn trắng?

Bạn đã nghe nói đến sao lùn trắng chưa? Chắc bạn sẽ nghĩ rằng đó chẳng qua là tên của một ngôi sao nào đó. Thực ra sao lùn trắng không phải là tên của...

Hiệu buôn mỗi lần nhập bao nhiêu hàng là hợp lí?

Các hiệu buôn bán hàng cho khách đồng thời phải nhận hàng từ các nhà sản xuất, nhà máy hoặc mua từ các cửa hiệu khác. Thông thường khi buôn bán một...

Tại sao có thể quản lý giao thông bằng máy tính?

Tình hình giao thông của một thành phố thường phản ánh trình độ hiện đại và trình độ văn minh của thành phố này. Thế nhưng, quản lý giao thông an...