Vì sao trong thành phố lại xuất hiện gió nhà cao tầng?

Khu vực Manshettơ ở New York, Mỹ nhà cao chọc trời, xe cộ nườm nượp, dòng người không dứt. Có hôm lúc tan tầm, một nhà nữ kinh tế học vừa ra khỏi nhà lầu bỗng nhiên bị một luồng gió mạnh từ phía sau đẩy ngã, đầu chảy máu, gãy hai tay. Tiểu thư này không xem đó là sự rủi do ngẫu nhiên. Cô nhận thức rằng: “Đó là do gió lầu cao gây nên”, kiến trúc sư phải là người chịu trách nhiệm về việc đó. Vì vậy cô đã phát đơn kiện lên tòa và thắng kiện rất nhanh. Tòa án xử kiến trúc sư phải bồi thường 6,5 triệu đôla. Thực ra giúp cô thắng kiện không phải là luật sư mà là môn khí tượng học vùng biên mới ra đời - gió công trình học.

Trên thực tế điều này chẳng có gì mới mẻ. Ở những thành phố san sát nhà cao chọc trời, khi gió nhà cao phát sinh sẽ làm cho người bị nạn nhiều vô kể. Vậy loại gió này được hình thành như thế nào?

Như ta đã biết, dưới ánh nắng Mặt Trời không khí nóng lên và giãn nở, làm cho nhiệt độ và áp suất không khí không ngừng biến đổi, như vậy sẽ hình thành luồng gió. Dòng khí vận chuyển ngày càng mạnh thì sức gió càng lớn.

Khoa học đã chứng minh rằng: chất khí hoặc chất lỏng chảy trong đường ống, áp suất ở chỗ bị thu nhỏ lại làm cho tốc độ tăng lên. Hiện tượng này gọi là “hiệu ứng ống thắt”. Kinh nghiệm cuộc sống cho ta biết, hình dạng của vật thể có thể làm thay đổi hướng của tốc độ gió chạy qua nó. Tục ngữ có câu “Chỗ phễu gió to”, nguyên lý chính là ở đó.

Nói chung khi luồng gió gặp phải các công trình kiến trúc hoặc mặt đất ngăn chặn thì tốc độ gió giảm xuống, hướng gió cũng thay đổi, chỗ gần mặt đất thường sản sinh ra các luồng khí nhiễu loạn và chen lấn nhau. Trong thành phố nhà cao dày đặc, dòng khí nhiễu loạn này thường bốc cao lên đến 500 - 600 m, sau đó có thể nó sẽ chuyển động trở xuống. Khi luồng không khí ùa vào lối hẹp giữa hai nhà lầu sẽ sản sinh ra “hiệu ứng ống thắt”, sau đó tràn xuống tầng hầm nhà lầu, đi men theo khe hở giữa các công trình, các ngõ hẻm, đến chỗ gập quanh luồng gió chuyển thành xoáy, lực gió bỗng nhiên tăng mạnh. Nếu gặp chỗ quanh trũng xuống có thể biến thành tốc độ gió tuy nhỏ nhưng áp suất trên mặt đất mạnh như gió bão. Nó không những đẩy ngã người mà còn có thể lật đổ xe, xô sập công trình.

Muốn chế ngự luồng gió này phải nhờ đến các chuyên gia công trình về gió. Sau khi thiết kế sơ bộ các công trình kiến trúc, phải làm mô hình giữa công trình này với các công trình chung quanh, đặt sa bàn vào chỗ hiệu ứng mặt đất của công trình, tạo gió thổi, dự báo được tốc độ gió và ở đâu luồng gió mạnh nhất để sửa đổi thiết kế hoặc đặt thêm những thiết bị khử gió ở những chỗ thích hợp hoặc tăng thêm cự ly giữa các ngôi nhà nhằm giảm thấp hiệu ứng ống thắt.

Tại sao cần phải xây dựng "tường bao chịu tải"?

Các kiến trúc cao tầng, đặc biệt là kiến trúc siêu cao thường dùng phương pháp kết cấu hai khối ống trong và ngoài để chống gió và chống động đất. Bên...

Khi nào thì ếch thích kêu nhất?

Từ góc độ tiến hoá mà nói, ếch là động vật đầu tiên dùng thanh đới phát ra tiếng kêu. Cũng giống như ở người, thanh đới của ếch cũng nằm trong xoang hầu, khi không khí đột ngột chạy vào làm chấn động thanh đới và gây ra âm thanh.

Vì sao phải thận trọng khi dùng chất màu thực phẩm?

Các nhà thẩm định chất lượng thực phẩm thường dựa vào ba tiêu chuẩn cảm quan là: màu sắc, mùi và vị, trong đó màu sắc ở vị trí hàng đầu, từ đó có thể...

Làm thế nào Điền Kỵ đã thắng trong cuộc đua ngựa?

Vào thời Chiến Quốc ở Trung Quốc, có lần vua Tề cùng với Điền Kỵ đã cho tiến hành một cuộc đua ngựa. Đôi bên đều có ba loại ngựa; loại một, loại hai,...

Có phải tôm he (tôm đôi) sống thành đôi cái đực với nhau không?

Nhắc đến tôm he, không ít người cho rằng tôm he đực và tôm he cái sống với nhau, gắn bó như hình với bóng, giống như đôi uyên ương vậy, cho nên nó có tên gọi khác là tôm đôi. Thực tế đây là một sự hiểu nhầm.

Tốc độ chuyển động của 9 hành tinh lớn trong hệ Mặt trời là bằng bao nhiêu?

Tuỳ thuộc vào lực hấp dẫn và khoảng cách của chín hành tinh trong hệ Mặt trời với Mặt trời mà các hành tinh có chu kỳ và dạng quỹ đạo elip khi chuyển...

"Người thám hiểm Mặt trăng" đã tìm thấy nước trên mặt trăng như thế nào?

Cuối thế kỷ XX "Người thám hiểm Mặt Trăng" đã phát hiện trên Mặt Trăng có nước. Tin này đối với loài người, vui mừng như Côlômbô phát hiện ra đại lục...

Người Ixraen có phải là người Do Thái không?

Nhắc đến Ixraen, người ta thường nghĩ đến người Do Thái hoặc các mâu thuẫn và xung đột giữa người Do Thái và người Ả Rập. Xu thế chung thường thống...

Tại sao trên cùng một bắp ngô lại có những hạt màu sắc khác nhau?

Khi thu hoạch ngô, có lúc bạn phát hiện trên cùng một bắp ngô thường có mấy hạt ngô không cùng màu, màu trắng, màu vàng, màu đỏ, trông rất đẹp. Có...