Có phải đường là chất có vị ngọt lớn nhất không?

Người ta dùng độ ngọt để đo mức độ của một chất có vị ngọt. Tiêu chuẩn độ ngọt được xác định như sau: Quy định đường mía có vị ngọt là 100. Nếu một chất có cùng một nồng độ mà có độ ngọt gấp 5 lần đường mía thì độ ngọt của chất đó được biểu diễn bằng 500. Ví dụ đường frucoza có độ ngọt là 173 so với đường mía, còn đường glucoza có độ ngọt là 64 nên kém ngọt hơn đường mía.

Thế chất gì được xem là ngọt nhất thế giới?

Có điều thú vị là chất có độ ngọt lớn nhất lại không phải là đường. Đường mía, đường frucoza chỉ là đàn em út trong họ hàng các chất có vị ngọt. Saccarin ngọt hơn đường mía 500 lần, nhưng saccarin không phải là đường, nó là hợp chất hữu cơ có cấu trúc khác hoàn toàn với đường.

Vào năm 1969, nhà khoa học Nhật Bản là Điền Triết đã phát hiện ở Braxin có loại cúc ngọt trong đó chứa hợp chất còn ngọt hơn đường nhiều. Năm 1970, các nhà khoa học Anh, Mỹ đã phát hiện ở miền rừng tây châu Phi có loại thực vật quả đỏ. Từ loại thực vật này người ta chiết ra được chất sunmatin còn ngọt hơn đường mía 3000 lần, nên đã được xem là loại đường thiên nhiên ngọt nhất.

Thế nhưng sumatin cũng không phải là chất ngọt nhất.

Ngày nay người ta đã điều chế hợp chất protein có độ ngọt cao hơn đường mía 30.000 lần.

Người ta cũng đã phát hiện được hơn 2000 loại chất có vị ngọt, đặc biệt nhất là một loại quả thần bí ở rừng núi châu Phi. Bản thân loại quả này không ngọt, thế nhưng khi người ăn quả thần bí này sau đó lại ăn tiếp đồ chua, lưỡi sẽ cảm thấy vị ngọt kỳ lạ, quả là thần bí.

Trên hoả tinh có sự sống không?

Hoả Tinh là một thiên thể về số mặt nào đó rất giống với Trái Đất. Trong hệ Mặt Trời nó cách Mặt Trời 1,5 đơn vị thiên văn, so với Trái Đất cách Mặt...

Làm thế nào để trồng được loại dưa hấu không hạt?

Trong dưa hấu thường có rất nhiều hạt, khi ăn ta phải nhằn nhổ đi. Ngày nay, con người đã trồng được một loại dưa hấu không có hạt (trên thực tế có...

Vì sao nói rừng ôn đới là kho báu bị lãng quên?

Những người am hiểu địa lí đều biết đến rừng nhiệt đới, nhưng chị em sinh đôi của rừng nhiệt đới là rừng ôn đới thì lại ít ai biết đến. Điều đó cũng...

Vì sao điện thoại công cộng dễ truyên nhiễm bệnh?

Trong cuộc sống hiện đại, điện thoại đã trở thành công cụ giao dịch thông tin rất phổ cập. Điện thoại có ở gia đình, văn phòng cơ quan, ngoài đường...

Tại sao rắn đuôi kêu khi bò có thể phát ra tiếng kêu?

Một số vùng ở Châu Mĩ khi nghe thấy âm thanh "cala - cala", người không có kinh nghiệm đấy là tiếng nước chảy từ khe suối, nhưng xung quanh lại chẳng có một con suối nào cả.

Vì sao Hải vương tinh có lúc cách xa Mặt trời hơn Diêm vương tinh?

Bất cứ cuốn sách thiên văn nào đều cho ta biết: Diêm Vương Tinh có cự ly bình quân đến Mặt Trời là 39,44 đơn vị thiên văn, tức vào khoảng 5,9 tỉ km....

Chiếu X-quang có hại cho sức khỏe không?

Chiếu X-quang là một biện pháp được ứng dụng rộng rãi trong chẩn đoán và điều trị. Khi kiểm tra sức khỏe, bác sĩ thường dùng X-quang để chiếu phần...

Tại sao vịt nhà không biết ấp trứng?

Để thu được nhiều trứng, người ta không để cho chúng ngừng đẻ để ấp trứng, mà tăng giờ chiếu sáng và thức ăn đầy đủ để thúc đẩy chúng đẻ nhiều trứng hơn.

Tại sao có thể chia sẻ thông tin?

Trên thị trường nông sản, chủ sạp bán ra một loại hàng, người bán mất đi thì người mua được. Thế nhưng ở sân bay hoặc nhà ga, những thông tin hiển thị...