Bi thép lăn theo con đường nào thì nhanh nhất?

Giả sử có viên bi kim loại cho lăn từ điểm A đến điểm B theo một đường máng kim loại được đánh bóng trơn, xét xem phải chế tạo đường máng như thế nào thì thời gian để viên bi lăn từ A đến B là ngắn nhất?

Mới nhìn qua thì vấn đề không có gì khó, có bạn sẽ cho rằng tốt nhất cho viên bi lăn từ A đến B theo một đường thẳng vì đường thẳng là đường ngắn nhất nối từ điểm A đến điểm B. Nhưng vấn đề ở đây không phải là đoạn đường ngắn nhất từ A đến B mà vấn đề là thời gian để bi lăn ngắn nhất. Chúng ta cần biết rằng thời gian rơi của viên bi không quyết định do đoạn đường mà bi lăn mà còn được quyết định do tốc độ lăn của bi.

Nếu ta chế tạo máng kim loại cong xuống ở phần giữa thì khi bi lăn từ A xuống phần cong sẽ có tốc độ nhanh hơn từ A xuống đường lăn dốc hơn và tốc độ lăn của viên bi sẽ lớn hơn khi lăn theo máng thẳng có cùng độ dài. Thế nhưng có điều cần chú ý nếu ở phần đầu của máng có độ dốc quá lớn thì ở phần dưới máng sẽ gần nằm ngang nên tốc độ lăn của viên bi ở phần này sẽ rất chậm. Cho nên nếu chế tạo máng như vừa trình bày thì ở phần đầu tốc độ viên bi sẽ lớn nhưng ở phần cuối tốc độ lăn lại chậm, thời gian lăn của viên bi từ A đến B chưa hẳn đã ngắn nhất.

Như vậy phải chế tác đường máng có dạng thế nào thì thời gian lăn của viên bi là ngắn nhất.

Nhà vật lí kiêm thiên văn học Italia là Galilê đã từng nghiên cứu vấn đề này và ông cho rằng máng cần được chế tạo dưới dạng cung tròn. Thế nhưng 50 năm sau vào khoảng năm 1700, nhà toán học Thuỵ Sĩ Bernoulli đã tính toán chính xác và đi đến kết luận là máng không phải là hình tròn mà phải có dạng một xycloit. Từ đó đường xycloit được gọi là đường lăn nhanh nhất.

Nhưng đường xycloit là gì? Nếu trên một đường tròn, ta cho lăn mà không trượt, ta đánh dấu một điểm cố định trên vòng tròn thì khi cho vòng tròn lăn không trượt trên một đoạn đường, điểm cố định trên vòng tròn sẽ vẽ nên đường xycloit. Đó là lời giải của bài toán đặt ra. Sau này phương pháp này phát triển trở thành ngành phép tính biến phân, có tác dụng rất lớn trong lịch sử toán học.

Do sự phát triển của kĩ thuật hệ thống và vận trù học, sức thanh xuân của phép tính biến phân đã được khôi phục.

Tại sao cá chép lại biết nhảy nước?

Cá chép và rất nhiều loại cá khác đều rất thích nhảy nước. Có rất nhiều ngư dân ở địa phương đã lợi dụng thói quen cá thích nhảy nước để bắt cá.

Gà, vịt, cá sau khi giết mổ có nên đem chế biến ngay không?

Có nhiều người cho rằng gà, vịt, cá sau khi giết mổ nên chế biến ngay thì thức ăn sẽ giữ vị tươi, ngon, các thành phần dinh dưỡng không bị tổn hại. Sự...

Trung Quốc có tất cả bao nhiêu hoàng đế?

Mọi người đều biết rằng những kẻ thống trị ở ngôi cao nhất trong xã hội phong kiến Trung Quốc được gọi là “hoàng đế”. Danh hiệu này là do Tẩn Thuỷ...

Vì sao chim ngủ trên cành cây không bị ngã?

Loài chim có thể đứng im trên cây, vẫn ngủ ngon lành mà chẳng hề lộn cổ rơi xuống đất. Đó là do cấu tạo ngón chân của  loài chim rất thích hợp để nắm chặt các cành cứng.

Thuốc nhuộm từ đâu mà có?

Từ thời xa xưa tổ tiên loài người đã biết dùng thuốc nhuộm để nhuộm quần áo. Từ hơn 2000 năm, vào thời Xuân Thu chiến quốc, người Trung Quốc đã biết...

Vì sao có một số vùng khoáng sản đặc biệt phong phú?

Trên Trái Đất, mỏ nằm dưới đất rất phong phú, nhưng sự phân bố của chúng không đồng đều. Có nhiều khoáng vật đặc biệt tập trung ở một số vùng nào đó,...

Thế nào là người máy điều khiển từ xa?

Bạn đã từng chơi đồ chơi điện tử có điều khiển từ xa chưa? Điều khiển từ xa là chỉ việc người ta sử dụng thiết bị điều khiển và thông tin cần thiết để...

Vì sao từ bột gạo không thể sản xuất được loại thức ăn xốp như bột mì?

Gạo và bột mì là lương thực chính của người. Tuy cả hai đều chứa tinh bột nhưng thức ăn chế tạo từ hai loại bột gạo và bột mì lại khác nhau.

Vì sao không nên lạm dụng vitamin?

Tục ngữ có câu: "Thuốc ba phần là độc". Vitamin cũng là thuốc, vì vậy nên uống theo nhu cầu, không thể lạm dụng.