Tại sao khi bay qua những đám mây tích điện, máy bay không bị sét đánh trúng?

Trong những ngày mưa to gió lớn, máy bay gặp phải những đám mây tích điện là vô cùng nguy hiểm. Nhưng, sự nguy hiểm này không như chúng ta tưởng, có thể gây ra thương vong cho những người ngồi trên máy bay. Việc phóng điện vào máy bay là chuyện thường xảy ra, nhưng ngoài việc để lại những lỗ nhỏ trên máy bay, chúng không hề làm tổn thương phi công và hành khách ngồi bên trong. Sét có thể gây nguy hiểm cho máy bay, chúng có thể làm dừng động cơ hoặc gây cháy nguyên liệu. Vậy tại sao khi bay qua những đám mây tích điện, máy bay không bị điện đánh thủng và các thành viên trên đó không bị thương?

Trước tiên, chúng ta hãy cùng xem một thí nghiệm. Đặt một chiếc thùng kim loại lên một chiếc giá cách điện, phía bên trong để một con chuột nhỏ. Sau đó nối cực âm của máy phát điện vào một đầu của thùng, còn cực kia được nối vào một quả cầu kim loại có cán cách điện. Cho máy phát điện chạy giữa quả cầu kim loại và thùng tạo thành một điện áp cao. Khi quả cầu dần áp sát vào thành thùng, giữa chúng sẽ tạo nên những tia lửa điện nhỏ. Quả cầu di chuyển tới đến đâu sẽ phát ra tia lửa điện đến đó, nhưng con chuột nhỏ ở bên trong không hề hấn gì. Đó là bởi vì, khi sự phân bố điện tích của đồ đựng kim loại đạt mức cân bằng, điện tích thường tập trung ở bề ngoài của vật đựng. Điện trường trong không gian được bao bọc bởi kim loại thường là điện âm. Vì thế, những điện tích ở phía ngoài không gây ảnh hưởng đối với những vật thể phía bên trong. Hiện tượng này được gọi là màn chắn tĩnh điện.

Vỏ của máy bay là một màn chắn tĩnh điện tốt nhất, vì vậy những dòng điện áp cao tần do sét sinh ra không thể xuyên qua được bức màn chắn tĩnh điện này được. Chúng chỉ có thể dừng lại ở phía bên ngoài của kim loại, do đó hành khách đi máy bay đều rất yên tâm, không phải lo bị sét đánh.

Những loài vật phá vỡ mọi kỷ lục

Chúng ta cho rằng loài vật không có tư duy, ấy vậy mà những khả năng kỳ diệu do tự nhiên và đấu tranh sinh tồn ban tặng cho chúng lại khiến ta phải...

Vì sao biến tinh Zaofu được gọi là "thước đo trời"?

Năm 1784 Kutelik, nhà thiên văn nghiệp dư câm điếc người Anh lần đầu tiên phát hiện độ sáng của sao "Tiên Vương δ" liên tục biển đổi. Quan sát sâu...

Vì sao gió thổi lúc mạnh lúc nhẹ?

Gió thổi thường có trận mạnh trận yếu, rất ít khi gió tiến lên phía trước cùng một tốc độ. Trong bản tin khí tượng, báo cáo sức gió to nhỏ thường cấp...

Vật liệu composite là gì?

Tính chất cơ bản và cẩn thiết của vật liệu mà phẩn lớn các sản phẩm cơ khí, chế tạo máy đòi hỏi là tính chịu nén, kéo, chịu ăn mòn và nhẹ. Qua nghiên...

Gió Mặt Trời là gì?

Mặt Trời cũng có gió, đó là gió Mặt Trời. Tên gọi "gió Mặt Trời" được đưa ra từ thập kỷ 50 của thế kỷ XX.

Vì sao dùng ống hút có thể hút được nước giải khát?

Khi bạn dùng ống hút để uống nước giải khát, bạn có thoáng đặt câu hỏi: vì sao miệng vừa hút một cái thì nước liền theo ống hút chạy vào mồm chúng ta ngay? Điều đó chủ yếu là nhờ vào sự giúp sức của áp suất khí quyển...

Tại sao bánh trước ô tô phải nghiêng ra ngoài?

Trong ấn tượng của chúng ta, các bánh xe ô tô vẫn lắp thẳng đứng và vuông góc với mặt phẳng nằm ngang. Nhưng thực ra thì mặt phẳng thẳng đứng của bánh...

Vì sao lại có dịch viêm gan A?

Đêm 31/10/1987 ở Thượng Hải bỗng nhiên có hơn 700 người phát sinh triệu chứng miệng nôn trôn tháo ở những mức độ khác nhau. Qua kiểm định của cơ quan...

Ếch đẻ trứng có nhất định ở trong nước không?

Mỗi lần, khi đông qua xuân tới, chúng ta đều có thể tìm thấy những hạt trứng đen kết thành từng đám ở các sông, hồ, mương, rãnh. Đó chính là thế hệ mới do những bà mẹ ếch và cóc sinh ra.