Tại sao nói thực vật là bộ máy làm sạch bầu khí quyển bị ô nhiễm?

Con người trong quá trình duy trì sự sống đều phải hít khí oxi và thải khí cacbonic. Khi nồng độ cacbonic trong không khí quá cao, sự hô hấp của con người sẽ gặp khó khăn hoặc không thoải mái, thậm chí có thể trúng độc. Thực vật xanh là nhà sáng tạo duy nhất có thể dùng ánh nắng môi trường quang hợp thành chất hữu cơ và lại là nhà máy chế tạo oxi hấp thụ khí cacbonic trên Trái Đất. Thực vật ngoài tác dụng hấp thụ khí cacbonic trong không khí thì đối với một số chất khí có hại như sunfuađioxit, clo và hiđric Flo (HF) cũng có khả năng hấp thụ tích lũy nhất định. Ví dụ như một hecta rừng liễu sam (cây sam), mỗi năm hấp thụ 720 kg sunfua đioxit (SO2); 259 km2 cỏ linh lăng hoa tím thì mỗi năm có thể giảm hơn 600 tấn SO2 trong không khí; một hecta rừng ngân hoa, mỗi năm có thể hấp thụ 11,8 kg flo hiđric (HF), một hecta rừng cây hòe gai, mỗi năm có thể hấp thụ 42 kg khí clo.

Thực vật đối với các chất phóng xạ không những có tác dụng của sự lan truyền của nó mà còn có tác dụng lọc và hấp thụ. Ví dụ ở Mỹ, các nhà khoa học đã từng dùng các nơtơrông và tia γ liều lượng khác nhau để phóng hỗn hợp vào 5 khoảnh rừng cây lịch, thấy cây cối có thể hấp thụ lượng chất phóng xạ nhất định mà không ảnh hưởng tới sự sinh trưởng của chúng, từ đó có thể làm sạch không khí.

Cát bụi là chất ô nhiễm chủ yếu trong không khí, thể tích và trọng lượng của nó rất nhỏ, bay khắp nơi. Trong bụi đất, ngoài bụi cát và bụi bặm ra còn có những hạt kim loại như thủy ngân, photpho và các bụi than khói dầu, những chất này thường gây bệnh về đường hô hấp cho con người. Thực vật đặc biệt là ở những khu rừng vành đai do cây cối tạo thành có nhiều tầng lá rậm rạp và tán rừng, do các cành cây nhỏ tạo ra, giống như một chiếc lồng dày sít, có tác dụng lọc ô nhiễm đất bụi trong không khí gây cản trở ngưng đọng và hấp thụ, từ đó làm sạch môi trường. Theo tính toán, lượng bụi trong không khí ở khu xanh hóa và khu chưa xanh hóa chênh lệch nhau 10% - 15%; hàm lượng bụi trong không khí trên đường phố so với nơi có nhiều cây rậm rạp như công viên sẽ hơn 1/3 hoặc 2/3. Tuy nhiên, tùy loại cây khả năng hút bụi cũng khác nhau, kết quả thực nghiệm chứng minh: khả năng giảm bụi của cây lá rộng cao hơn so với cây lá kim, 1 hecta rừng vân sam mỗi năm giảm 32 tấn bụi, cây tùng giảm 34,4 tấn bụi, cây thủy thanh giảm 68 tấn bụi…

Sự sạch hóa không khí của thực vật chính là tác dụng vật lí như chức năng hấp thụ và công năng tích lũy, ngăn cản, ngưng đọng, hấp thụ thông qua thực vật, biến không khí ô nhiễm thành không khí trong lành không chứa chất ô nhiễm hoặc chứa ít chất ô nhiễm. Khả năng làm sạch không khí lớn nhỏ đều phải dựa vào tác dụng của quần thể thực vật. Vì vậy, nên làm sạch không khí của một thành phố hoặc một nhà máy, có lợi cho cuộc sống và sức khỏe của con người. Ngoài việc căn cứ vào các chất và nồng độ không khí ô nhiễm của nhà máy, thành phố để chọn chủng loại cây tạo rừng xanh hoá ra, còn cần có tỉ lệ diện tích đất xanh nhất định.

Vì sao titan được xem là "kim loại của hàng không vũ trụ"?

Việc dùng kim loại titan trong chế tạo máy bay được bắt đầu từ những năm 50 của thế kỷ XX. Khi nền công nghiệp hàng không và hàng không vũ trụ càng...

Tại sao con quay càng quay nhanh càng khó đổ?

Vào mùa đông, trẻ con thường thích chơi con quay trên băng. Con quay thông thường có hình dạng trên tròn, dưới nhọn hoặc ở giữa tròn còn hai đầu nhọn

Tại sao khoai lang càng để lâu càng ngọt?

Trong rễ củ của khoai lang có rất nhiều tinh bột (bình quân là 20%) tinh bột chuyển thành đường nên khoai lang có vị ngọt. Giữa thời kì sinh trưởng...

Vì sao các nhà thiên văn dùng kính viễn vọng để quan trắc các vì sao?

Ta thường nói: "sao dày đặc", "không đếm xuể" để hình dung số sao trên trời rất nhiều. Thực ra số sao mắt thường có thể nhìn thấy không nhiều như ta...

Tại sao rùa có tuổi thọ rất cao?

Trong thế giới động vật, mọi người đều nói tuổi thọ của rùa là cao nhất, do vậy rùa có biệt hiệu là "sao lão thọ" (thọ tinh).

Vì sao phải nghiên cứu thiên văn trong vũ trụ?

Trái đất mà ta sống có một lớp "áo giáp" rất dày, đó là bầu khí quyển (khoảng 3.000 km) (nhưng tầng mật độ dày đặc chỉ khoảng mấy chục km), nhờ nó bảo...

Tại sao cây su su lại là thực vật sinh sản bằng "bào thai"?

Các loại bí đao, bí đỏ mà ta quen thuộc đều có ruột, quả có rất nhiều hạt, khi trồng đều có thể lấy hạt phơi khô, sấy khô sau đó gieo trồng, chăm sóc...

Vì sao nói năng lượng hạt nhân là nguồn năng lượng sạch?

Bất kì hoạt động công nghiệp nào cũng phải trao đổi chất với môi trường, vì thế mà gây ảnh hưởng cho môi trường. Việc khai thác năng lượng hạt nhân...

Thuốc nhuộm từ đâu mà có?

Từ thời xa xưa tổ tiên loài người đã biết dùng thuốc nhuộm để nhuộm quần áo. Từ hơn 2000 năm, vào thời Xuân Thu chiến quốc, người Trung Quốc đã biết...