Vì sao với các bạn cùng lớp, số người có cùng ngày sinh nhật rất lớn?

Không biết các bạn có nhận thấy trong cùng một lớp, số người có cùng ngày sinh nhật quả là nhiều. Nếu không tin bạn thử làm một phép thống kê. Thế nhưng bạn có biết tại sao không? Số bạn cùng học trong cùng lớp khoảng 40 - 50 người, mà một năm có 365 ngày, tại sao các ngày sinh nhật lại có thể “chụm” nhau một chỗ.

Ta thử tính toán một chút xem để sinh nhật của bốn người không trùng vào một ngày có xác suất (khả năng) bằng bao nhiêu. Tuỳ ý chọn một bạn A, sinh nhật của anh ta có thể vào một ngày nào đó trong 365 ngày hay nói cách khác có 365 khả năng. Người thứ hai là B, người thứ ba, người thứ tư là C và D cũng có cùng tình trạng tương tự. Như vậy tình trạng về ngày sinh nhật của bốn người có đến (365)4 tình huống. Thế thì số người có sinh nhật khác nhau sẽ là bao nhiêu? Để sinh nhật của A và B khác nhau thì với B phải trừ đi 1 ngày cùng với ngày sinh của A tức còn lại 364 ngày không trùng với A, tức có 364 khả năng không cùng ngày sinh nhật với A. Cũng với lí do tương tự, số khả năng để C không cùng ngày sinh với A và B là 363 khả năng, số khả năng để D không cùng ngày sinh với A, B, C là 362. Vì vậy số khả năng để A, B, C, D không sinh cùng một ngày là

Trái lại để bốn bạn A, B, C, D ít nhất có hai người có cùng ngày sinh là 1 - 0,98 = 0,02 = 2%.

Bây giờ ta mở rộng cho 40 người thì số khả năng để 40 người không sinh trong cùng một ngày là

Do vậy trong số “40 người ít nhất có hai người có cùng ngày sinh” có khả năng: 1 - 0,1088 = 0,8912 = 89,12%. Khoảng 9/10 Giả sử lớp học của bạn có 45 người thì hai người có cùng ngày sinh ít nhất có đến 94,1%; còn nếu lớp của bạn có 50 người thì số hai người có cùng ngày sinh có thể lên đến 97,04%.

Bạn thử tính xem ở lớp bạn thực tế có bao nhiêu người và con số có hai người cùng sinh một ngày ít nhất là bao nhiêu?

Vì sao khu vực Giang Hoài có bầu trời màu vàng?

Hằng năm vào tháng 6 - 7 là lúc mơ chín rộ. Vùng Giang Hoài, Trung Quốc thường xuất hiện những ngày mưa liên miên, rất ít gặp thời tiết sáng sủa, độ...

Tại sao lại có nhật thực và nguyệt thực?

Mặt trăng chuyển động quanh Trái đất, đồng thời, Trái đất lại kéo Mặt trăng quay quanh Mặt trời. Nhật thực và nguyệt thực là kết quả sinh ra từ hai sự vận động này....

Bột màu và thuốc nhuộm có gì khác nhau?

Bột màu hoặc chất màu và thuốc nhuộm đều là những chất có màu nên nhiều người cho chúng là "cùng một nhà". Thực ra bột màu và thuốc nhuộm là hai loại...

Có phải đường là chất có vị ngọt lớn nhất không?

Người ta dùng độ ngọt để đo mức độ của một chất có vị ngọt. Tiêu chuẩn độ ngọt được xác định như sau: Quy định đường mía có vị ngọt là 100.

Tại sao diễn viên xiếc có thể giữ chiếc gậy đứng vững mà không bị rơi?

Nếu thử một chút bạn sẽ nhận thấy giữ ổn định cho cây gậy dài dễ hơn cây gậy ngắn. Tại sao lại như vậy?

Tại đường ray tàu hỏa lại làm bằng thép?

Tàu hoả ban đầu là loại tàu bánh gỗ chạy trên đường ray bằng gỗ, lực cản lăn rất lớn...

Tại sao phòng quan trắc thiên văn thường có mái tròn?

Thông thường mái nhà nếu không bằng thì cũng nghiêng, chỉ riêng mái các phòng quan trắc của đài thiên văn thì hình tròn, trông xa giống như một bánh bao lớn. Phải chăng họ làm dáng cho nó hay chỉ để trông cho lạ mắt?

Vì sao ruồi có thể đứng vững trên mặt phẳng kính thẳng góc?

Người đi bộ trên mặt băng thường sẽ ngã. Còn ruồi đậu trên mặt phẳng kính thẳng góc không những sẽ không bị rơi xuống mà còn có thể bò tự do trên kính thẳng góc, đó là quy luật gì vậy?

Người Ixraen có phải là người Do Thái không?

Nhắc đến Ixraen, người ta thường nghĩ đến người Do Thái hoặc các mâu thuẫn và xung đột giữa người Do Thái và người Ả Rập. Xu thế chung thường thống...