Vì sao không nên lạm dụng thuốc kháng sinh?

Lịch sử phát triển y học của Việt Nam và thế giới có nhiều bài học và sai lầm. Trong đó, ỷ lại thuốc kháng sinh, lạm dụng kháng sinh là một trong những sai lầm lớn nhất.

Trước đây, khi phát hiện ra thuốc kháng sinh, loài người đã thu được nhiều lợi ích to lớn. Nó có thể khiến cho phụ nữ sốt cao khi sinh đẻ không bị chết như trước đây; khiến cho những bệnh truyền nhiễm giết chết hàng triệu người (như dịch hạch, thương hàn, dịch tả...) được khống chế hiệu quả; khiến cho những cuộc phẫu thuật lớn không vì nhiễm trùng mà thất bại. Nhưng cùng với việc số loại thuốc kháng sinh tăng lên, hiện tượng lạm dụng thuốc cũng ngày càng phổ biến, đồng thời đưa lại những hậu quả không lường trước được.

Thuốc kháng sinh có thể phân thành nhiều loại. Mỗi loại có phạm vi kháng khuẩn riêng. Nói một cách đơn giản, một loại kháng sinh có tác dụng diệt khuẩn hoặc khống chế một loại bệnh nào đó, nhưng nó không có tác dụng đối với các vi khuẩn khác. Việc chọn dùng thuốc kháng sinh sai, hoặc dùng một loại thuốc kháng sinh nào đó kéo dài sẽ gây nên hậu quả không tốt; nhẹ thì không có tác dụng chữa bệnh, nghiêm trọng hơn là sẽ kéo dài bệnh tật, thậm chí gây ra nhiều phản ứng xấu, khiến cho ngày càng có nhiều loài vi khuẩn nhờn thuốc.

Một số thuốc kháng sinh ban đầu vốn rất công hiệu nhưng dần dần mất đi hiệu lực; do đó, người ta không thể không vắt óc để tìm ra những loại kháng sinh mới. Điều đau đầu nhất là tốc độ phát hiện các chất kháng sinh mới không đuổi kịp tốc độ nhờn thuốc của vi khuẩn. Hơn nữa, chất độc của vi khuẩn nhờn thuốc ngày càng mạnh, ngày càng khó đối phó. Để đối phó với vi khuẩn nhờn thuốc, bác sĩ bắt buộc phải dùng đồng thời nhiều loại kháng sinh. Việc này tuy giết chết những vi khuẩn có hại nhưng cũng khiến một số vi khuẩn có ích bị tiêu diệt, gây mất cân bằng trong quần thể vi khuẩn, giảm thấp năng lực đề kháng của cơ thể.

Ngoài ra, đồng thời với tác dụng chữa bệnh, các loại thuốc kháng sinh ít nhiều đều có tác dụng phụ. Nếu không được hiểu biết đầy đủ về những tác dụng phụ của thuốc mà vẫn lạm dụng thuốc thì hậu quả thật khôn lường. Ví dụ: Có loại thuốc kháng sinh ảnh hưởng đến thính lực, thậm chí gây điếc; có thuốc kháng sinh làm tổn hại thận, nếu dùng cho những bệnh nhân có bệnh thận sẽ làm bệnh nặng thêm; có những loại thuốc kháng sinh gây dị ứng, trước khi dùng nhất định phải thử dưới da... Do đó, khi chọn dùng thuốc phải vô cùng thận trọng.

Rất nhiều người có quan điểm sai lầm, cho rằng kháng sinh là thuốc vạn năng, chỉ cần hơi đau đầu, hơi sốt là tùy ý sử dụng. Điều đó không những gây lãng phí lớn mà còn làm cho khuẩn bệnh nhờn thuốc. Ngoài ra, việc sử dụng kháng sinh nhiều sẽ giảm thấp rõ rệt khả năng đề kháng của cơ thể. Vì vậy, bệnh nhân không nên tự mình sử dụng kháng sinh mà nhất thiết phải nghe theo chỉ dẫn của bác sĩ.

Vì sao phải bảo vệ san hô?

Nhiều vùng biển nhiệt đới và vùng biển có dòng nước ấm chảy qua, có nhiều bãi đá san hô muôn hình, vạn trạng rất được con người yêu thích. Trong đó có...

Tại sao nói sóc là chuyên gia bảo vệ môi trường tự nhiên?

Rất ít người cho rằng, sự cống hiến của sóc đối với rừng có thể sánh được với chim gõ kiến. Trong ấn tượng của con người, sóc ăn hết quả của các cây như cây tùng, cây hồ đào...

Tại sao bạc hà đặc biệt mát lạnh?

Vào mùa hè nóng nực, ngắt một chiếc lá bạc hà, nhai nhai sẽ có một luồng hương thơm mát; nếu hái mấy lá rồi ngâm trong nước sôi, đợi sau khi nguội...

Côn trùng có "mũi" và "tai" không?

Mùa xuân, mùa hoa đào nở, trăm hoa đua sắc, ong bướm bay lượn, nhiều côn trùng đang lấy mật truyền phấn trong những lùm hoa, thật là một cảnh tượng tấp nập. Ong và bướm có thể ngửi được mùi hoa của các loại hoa quả, lẽ nào chúng cũng có "mũi" sao?

Vì sao thành phố Tapan Tân Cương gió đặc biệt mạnh?

Thành phố Tapan Tân Cương nằm trên trục giao thông chủ yếu giữa hai miền Nam Bắc Tân Cương, cũng là cửa gió nổi tiếng. Trong một năm có đến 148 ngày...

Tại sao nói hoa là do lá biến thành?

Vấn đề này rất thú vị. Thế kỉ XVIII, nhà thơ Đức đã có câu thơ về “hoa do lá biến thành” và được sự đồng tình của không ít người.

Làm thế nào để xử lý mối quan hệ giữa kiến trúc hiện đại và giao thông?

Tính khoa học của việc quy hoạch thành phố hiện đại không thể tách rời sự phối trí hợp lý giữa công trình kiến trúc và đường sá giao thông, đồng thời...

Các con đường ở thành phố được phân cách như thế nào?

Trên một số con đường lớn, bạn có thể thấy một vạch lớn màu trắng hoặc màu vàng phân cách luồng xe đi lại, ở ngã ba, ngã tư, có đường kẻ sọc dành cho...

Tại sao con đập ngăn nước thường theo dạng hình thang?

Nếu quan sát các con đập ngăn nước theo mặt cắt ngang, chúng thường có dạng hình thang, trên hẹp dưới rộng hoặc mặt đập đón nước thì đứng, mặt lưng bên kia thì có dạng trên hẹp dưới rộng.