Vì sao phải quy định điều kiện thời tiết để sân bay đóng hay mở cửa?

Chúng ta đều biết máy bay là công cụ giao thông chủ yếu vận chuyển hàng hoá và hành khách cự ly xa. Trong quá trình cất cánh, hạ cánh và bay thường do gặp thời giết không tốt mà phải ngừng lại, hoặc bay quanh, có lúc thậm chí xảy ra sự cố. Ví dụ khi sân bay xuất hiện sương mù hoặc mây thấp thì máy bay khó mà cất cánh hay hạ cánh. Nếu không chú ý đến điều kiện thời tiết mà vẫn cất cánh hay hạ cánh rất có thể dẫn đến tai nạn chết người. Trên đường bay nếu gặp những đám mây sét, vì những luồng khí nhiễu động mạnh, nên phải bay quanh, không được đi nhầm vào các đám mây đó. Khi trên đường băng có tuyết hoặc băng sẽ ảnh hưởng đến tốc độ máy bay chạy trên đường băng, có lúc chạy ra ngoài, vô cùng nguy hiểm.

Vậy trong ba khâu cất cánh, hạ cánh và bay thì khâu nào dễ phát sinh tai nạn nhất? Công nghiệp hàng không của Mỹ phát triển nhất, từ thập kỷ 60 của thế kỷ XX đã rút ra kết luận: 56% sự cố phát sinh khi hạ cánh, 19% phát sinh khi cất cánh. Cả hai khâu này đã chiếm đến 3/4 số sự cố. Đừng xem đó là câu nói đơn giản mà nó có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Do đó người ta nhận thức được muốn giảm sự cố hàng không thì phải quy định điều kiện thời tiết đóng hay mở cửa sân bay.

Các chuyên gia hàng không qua điều tra và quan trắc so sánh nhiều hiện tượng khí tượng, rút ra điều kiện đóng hay mở cửa sân bay là: độ nhìn thấy dưới 1000 km, độ cao của mây thấp hơn 10 km, tốc độ gió thổi xiên vượt quá 12 m/s thì sân bay phải đóng cửa. Tức là nói khi xuất hiện một trong những tình trạng trên thì máy bay phải ngừng tại chỗ chờ lệnh. Dù máy bay sắp hạ cánh cũng phải nghe lệnh chỉ huy, hạ cánh xuống những sân bay có điều kiện thời tiết tốt ở gần đó. Sau khi thực hiện những biện pháp này, số sự cố máy bay giảm xuống rõ rệt, độ an toàn được nâng cao. Qua đó ta thấy việc quy định và thực thi những điều kiện khí tượng để mở hay đóng cửa sân bay quan trọng biết bao đối với an toàn của ngành hàng không.

Vì sao không được tắt mở công tắc đèn huỳnh quang nhiều lần?

Mọi người thường nói "tiện tay tắt công tắc đèn để tiết kiệm điện", câu nói này đúng với trường hợp bóng đèn sợi đốt nhưng đối với bóng đèn huỳnh quang, việc tắt bật nhiều lần sẽ rút ngắn tuổi thọ của bóng đèn. Vì sao lại như vậy?

Vì sao phải nghiên cứu thiên văn trong vũ trụ?

Trái đất mà ta sống có một lớp "áo giáp" rất dày, đó là bầu khí quyển (khoảng 3.000 km) (nhưng tầng mật độ dày đặc chỉ khoảng mấy chục km), nhờ nó bảo...

Vì sao không được vứt bừa bãi hoặc đốt các pin cũ?

Có một mùa đông ở ngoại ô một thị trấn Nhật Bản người ta phát hiện thấy 16 – 17 người đồng thời bị viêm não. Khi bệnh nhân ăn cơm, hai tay run lẩy...

Nói "mặt trời mọc ở đằng đông" có đúng không?

Buổi sáng thức dậy, nhìn về phía đông, bạn sẽ thấy ông mặt trời đỏ ối từ từ mọc lên. Thế mà có người dám bảo rằng mặt trời không mọc ở phía đông! Không lẽ lại có chuyện như vậy?

Tại sao khi uống rượu người ta thích chạm cốc?

Trong các bữa tiệc, yến hội người ta đều thích chạm cốc uống rượu để tăng thêm không khí vui mừng, long trọng, nhưng chúng ta có biết nghi thức của...

Tại sao mắt của thỏ trắng có màu đỏ?

Thì ra thỏ trắng là giống vật không chứa sắc tố, do vậy lông của nó có màu trắng. Bản thân nhãn cầu của nó cũng không có màu sắc.

Vì sao tàu thuỷ bao giờ cũng cập bến ngược dòng?

Nếu bạn đi tàu thuỷ thì sẽ phát hiện một hiện tượng rất lí thú: mỗi khi tàu thuỷ muốn cập bến, bao giờ cũng đưa mũi tàu đón lấy dòng nước, từ từ nghiêng về phía bến tàu rồi mới yên ổn cập bến...

Vết đen Mặt trời là gì?

Bề mặt Mặt Trời sáng chói, thường xuất hiện những vết tối gọi là vết đen hay nhật ban. Những ngày gió cát đầy trời, ánh nắng giảm yếu ta có thể dùng...

Chim bay trong mưa chịu nước mưa như thế nào?

Chim có một mí mắt cực mỏng gọi là màng nháy, dùng để bảo vệ mắt và bảo vệ cả khi nó bay trong mưa. Màng nháy này không hoàn toàn trong suốt, vì vậy...