Tại sao một người nằm trên tấm phản đầy đinh nhọn và đặt tàng đá nặng lên người cho người khác đập lại không bị thương?

Một số người tự nhận là luyện được nội công. Để chứng minh điều này, họ tự nằm trên một tấm phản đầy đinh sau đó lại đặt lên người một hòn đá to để cho một lực sĩ dùng búa đập vỡ tảng đá này. Những khán giả yếu tim chắc sẽ không chịu được, nhắm mắt lại thậm chí còn hét lên. Bạn sẽ nghĩ nhiều đinh quá, tảng đá lại to, đập mạnh như vậy, người nằm dưới nhất định sẽ bị thương nặng. Nhưng, khi anh ta đứng dậy, ngoài mấy vết tỳ nhỏ của đinh thì không có lỗ thủng lỗ chỗ như chúng ta tưởng tượng và cũng không hề bị chảy máu. Khi đi xem xiếc chúng ta thường được xem các tiết mục tương tự.Chẳng lẽ các võ sư và diễn viên xiếc thực sự có nội công bảo vệ thân thể sao? Chúng ta hãy thử khám phá bí mật này nhé.

Cùng một lực như nhau, diện tích của vật càng nhỏ thì áp lực càng lớn, ngược lại diện tích càng lớn thì áp lực càng nhỏ. Đinh muốn đóng vào vật khác thì mũi đinh cần phải thật nhọn. Dưới áp lực lớn, đinh đóng vào bên trong đồ vật sẽ dễ dàng hơn. Nếu như đầu đinh tù, thì cũng dưới một lực như vậy, áp lực tác dụng vào đồ vật sẽ nhỏ dẫn đến khó đóng đinh vào vật. Tương tự nếu trực tiếp dùng búa đập vào người diễn viên, diện tích tiếp xúc giữa búa và cơ thể anh ta nhỏ nên áp lực tác dụng lên thân thể cực lớn gây ra thương tích nặng. Nếu quan sát kỹ ta có thể phát hiện ra phản đinh ở phía dưới người diễn viên cắm đinh dày đặc và đều nhau. Tất cả chúng đều cao bằng nhau còn tảng đá phía trên thì có diện tích lớn tương đối bằng phẳng. Khi đó, đập búa xuống lực sẽ được phân tán ra khắp bề mặt của tảng đá các mũi đinh. Như vậy cường độ áp lực trên mỗi đơn vị diện tích bề mặt là rất nhỏ nên diễn viên không bị thương tích gì. Đó chính là do diễn viên đã lợi dụng nguyên tắc diện tích tỉ lệ nghịch với áp lực nên khi biểu diễn tiết mục này không cần phải có khí công đặc biệt, người bình thường cũng có thể làm được. Giả sử bạn đề nghị sử dụng một tấm phản đóng đinh nhọn nhưng không đều nhau và thay phiến đá to bằng một tảng đá nhỏ, võ sư nhất định từ chối biểu diễn thậm chí còn tức giận với bạn. Nếu không có người hướng dẫn, bạn không nên biểu diễn tiết mục này bới bất kỳ sơ xuất nhỏ nào cũng đều gây ra thương tích.

Tia bức xạ vũ trụ đối với nhà du hành có hại gì?

Trên không của Trái Đất, Mặt Trời là nguồn bức xạ khổng lồ. Từng giờ từng phút nó bức xạ ra một năng lượng rất lớn đối với Trái Đất.

Thang máy vận hành như thế nào?

Đi đôi với sự phát triển không ngừng của việc xây dựng thành phố, rất nhiều nhà cao tầng mọc lên, thang máy cũng do đó mà trở thành công cụ lên cao...

Vì sao hoa trên núi có màu sắc sặc sỡ?

Cũng là hoa, nhưng nếu lên các đỉnh núi cao, bạn sẽ thấy chúng rực rỡ, nhiều màu sắc lạ kỳ. Ngoài điều kiện không khí trên núi trong lành, ít bụi nên...

Vì sao nước suối có thể nhô cao hơn miệng cốc?

Nếu bạn đổ nước suối vào trong cốc, rồi bỏ nhẹ từng viên sỏi nhỏ vào, nước sẽ nhô cao lên khỏi miệng mà không tràn ra ngoài, cứ như là cốc được đậy...

Vì sao cá nổi lên chìm xuống dễ dàng?

Dù có là một tay bơi lặn cừ khôi đi nữa, bạn cũng không thể đang từ dưới sâu vọt lên mặt nước, hoặc ngược lại. Nhưng các loài cá thì có thể. Đó là vì chúng có chiếc bong bóng trong bụng luôn chứa đầy không khí.

Thế giới có bao nhiêu dân tộc?

Trung Quốc có 56 dân tộc. Có người cho rằng Trung Quốc có thể là quốc gia có nhiều dân tộc nhất thế giới, kỳ thực không phải như thế.

Thêm dấu vào các chữ số của đồng hồ để tổng đại số của các con số bằng 0?

Trong một quyển sách toán cấp hai có một bài toán khá lí thú sau đây: Trên mặt đồng hồ có 12 con số, bạn hãy đặt các dấu cộng (+) dấu trừ (-) trước...

"Cửu chương toán thuật" ("Sách toán chín chương") là bộ sách như thế nào?

“Cửu chương toán thuật” (“Sách toán chín chương”) là bộ sách toán cổ của Trung Quốc. Bộ sách ra đời vào đầu nhà Đông Hán (khoảng từ năm 50 - 100 sau...

Vệ tinh kéo theo có công dụng gì?

Có một loại vệ tinh dạng mới gọi là vệ tinh kéo theo. Nghe tên thì biết, đó là loại vệ tinh nhờ các con tàu vũ trụ dùng dây để kéo theo.