Có thể tẩy sạch màu trên gốm được không?

Đồ gốm là đồ dùng phổ biến cho mọi gia đình. Trên bề mặt đồ gốm thường có nhiều hình vẽ hoa văn khác nhau. Thông thường màu sắc trên gốm không hoà tan vào nước, không thể rửa sạch bằng nước. Thế nhưng cũng có một số trường hợp ngoại lệ.

Màu sắc trên đồ gốm sứ phần lớn là do các oxit kim loại tạo ra. Chúng không tan trong nước, rất bền đối với các tác nhân hoá học. Với đa số các đồ gốm sứ, trước hết người ta dùng chất màu vẽ lên các phôi gốm sứ, sau đó phủ men, đưa vào nung trong lò ở nhiệt độ cần thiết. Loại đồ gốm sứ này được gọi gốm màu dưới men tức màu của đồ gốm được bao phủ dưới một lớp men (bên trong men). Ví dụ đồ gốm men xanh: bát men xanh, màu xanh được phủ kín dưới một lớp men. Với loại đồ gốm sứ này, lớp men phủ ở bên ngoài mặt rất bền, nên khi chúng ta sử dụng dù có rửa bao nhiêu lần màu không hề bị nhạt đi. Do vậy các đồ gốm sứ có màu dưới men dù có qua sử dụng hàng trăm năm, hàng ngàn năm, các nét vẽ trên bề mặt đồ gốm sứ vẫn tươi nguyên, đẹp mắt.

Một loại gốm sứ khác, chất màu được vẽ lên trên phôi đã phủ men trắng đã qua nung. Sau khi vẽ bằng chất màu lại đem sấy trong lò có nhiệt độ thấp, loại đồ gốm này được gọi là gốm "màu trên men". Loại gốm sứ màu trên men, chất màu chỉ ở mặt ngoài nên dễ dàng chịu tác dụng của các tác nhân hoá học (như dung dịch axit, dung dịch kiềm, dung dịch các chất tẩy rửa) làm cho nhạt màu hoặc làm thay đổi màu. Ngoài ra khi dùng bột đánh bóng, bột làm sạch chà xát mạnh cũng làm cho một phần chất màu bị mài mòn. Còn có một số đồ gốm "mạ bạc", "mạ vàng", cũng như các nét vẽ bằng sơn màu thì khi qua sử dụng một số năm, thậm chí một số tháng, màu có thể bị nhạt dần dần hoặc bị đánh sạch. Đó là do chất màu chỉ được phủ lên mặt ngoài của đồ gốm sứ, độ bám của chất màu lên bề mặt lại không lớn nên khi bị chà xát dễ bị đánh sạch.

Tại sao thực vật có thể ăn côn trùng?

Mọi người đều biết, động vật dùng thực vật hoặc động vật khác làm thức ăn cho mình. Nhưng, tại sao có một số thực vật cũng lấy động vật bé nhỏ nào đó...

Các chữ mạ vàng trên bìa sách có phải bằng vàng thật không?

Trên những quyển sách lớn đóng bìa cứng thường có các tiêu đề, tên sách được mạ vàng óng ánh, đẹp mắt. Trong các bao bì hàng hoá cũng thường thấy có...

Vì sao chuông nứt đánh không kêu?

Cái chuông, khi đã bị nứt rồi, thì dù bạn có đánh hết sức bình sinh vẫn chỉ nghe thấy những âm thanh rè rè mà thôi. Đó là do chỗ bị nứt làm chuông mất...

Vì sao khí hậu lại ảnh hưởng đến giống người?

Loài người phát triển đến ngày nay dân số đã trên sáu tỉ. Bởi vì thời Nguyên thuỷ con người sống trong điều kiện khác nhau, trong quá trình phát...

Vòng bi có tác dụng gì?

Các bộ phận truyền chuyển động của máy móc, xe cộ đều có vòng bi. Vậy vòng bi có tác dụng gì?

Tại sao mắt của cá thờn bơn có thể mọc ở cùng một bên?

Mọi người đều biết tướng mạo kì quái của cá thờn bơn: nó không giống như mắt của cá thông thường mọc đối xứng ở hai bên trái phải của phần đầu, mà là mọc ở cùng một bên của cơ thể.

Vì sao băng ở Nam cực nhiều hơn ở Bắc cực?

Nam cực và Bắc cực đều là hai mỏm tận cùng của trái đất, ở vĩ độ giống nhau, thời gian chiếu và góc độ chiếu của mặt trời cũng giống nhau, vậy mà...

Có phải với thuyết topo, mặt cầu và mặt xuyến là như nhau?

Bạn thử tưởng tượng trên mặt bàn trước mặt bạn có đặt một quả bóng da và một chiếc bánh mì vòng. Một chú kiến bò qua bò lại hết sức lanh lẹn trên...

Vì sao không thể có những người tướng mạo hoàn toàn giống nhau?

Tướng mạo là phần cơ thể gây chú ý nhất cho con người, cũng là căn cứ để mọi người nhận biết và tìm hiểu lẫn nhau. Vì sao tướng mạo người ta không ai...