Vì sao lại xuất hiện hiện tượng "Quốc gia con gái"?

Trong Tây Du Ký có câu chuyện “quốc gia con gái”, song đó chỉ là thần thoại. Nhưng trên thế giới quả thật có những vùng “nữ nhiều, nam rất ít”. Ở đó sinh đẻ, kết hôn đều có vấn đề, nên người ta gọi đùa là “quốc gia con gái”.

Năm 1984, Sở Y tế Sơn Tây phát hiện ở một góc núi xa xôi có một bản gọi là “Bản con gái”. Ở bản này trong hơn 10 năm số trẻ em sinh ra đều là gái, không một bé trai nào. Vì vậy họ đã tổ chức một đoàn chuyên gia đến điều tra nghiên cứu. Kết quả phát hiện thấy không những trẻ em bản đó sinh ra đều là con gái mà con gái đến tuổi thành niên đều mắc bệnh đau đầu, đau xương v.v.. Các chuyên gia đã lấy mẫu nước ở đó phân tích, phát hiện thấy hàm lượng cađimi trong nước cao đạt mức 30 mg/lít, tức là cao gấp 6 nghìn lần so với tiêu chuẩn quốc gia cho phép.

Nguyên tố cađimi rất có hại cho cơ thể. Nó có thể gây bệnh cho thận, cho hệ thống tiêu hóa và bệnh về xương. Trong cơ thể người cađimi có thể thay thế canxi trong xương và dẫn đến sự rối loạn các kích thích tố về sinh dục. Nam nữ ở lứa tuổi phát triển nếu hấp thu nhiều cađimi thì chức năng hoạt động của tinh trùng bị tổn thương, nhưng tinh trùng mang nhiễm sắc thể X (nhân tố chủ yếu để sinh con gái) có sức đề kháng mạnh cho nên tỉ lệ tồn tại của nó cao hơn tinh trùng mang nhiễm sắc thể Y (nhân tố chủ yếu sinh con trai). Vì năng lực kết hợp của nhiễm sắc thể X với trứng rất mạnh, nên phụ nữ vùng ấy đều sinh con gái.

Ở bản miền núi này không có nhà máy, vậy vì sao lại bị ô nhiễm cađimi? Thông qua điều tra phân tích của các nhà địa chất, cuối cùng người ta phát hiện thấy ở thượng du một con sông nhỏ phía trên bản có một mỏ kẽm đã bị phế bỏ từ lâu. Qua nhiều lần hóa nghiệm phân tích, người ta phát hiện được cađimi trong nước chính là từ mỏ kẽm này chảy ra. Vì vậy chính quyền địa phương đã ra sức xử lí. Sau khi xử lí chỉ một năm thì bệnh đau đầu, đau xương ở vùng đó không còn nữa, sau đó có một phụ nữ đã sinh được một bé trai khỏe mạnh.

Các nguyên tố vì tính chất của chúng khác nhau nên tác hại đối với cơ thể rất khác nhau. Theo số liệu toàn cầu: từ thập kỉ 70 đến nay rất nhiều nước phát triển như Mỹ, Canađa, Đan Mạch, Hà Lan v.v.. tỉ lệ sinh con trai không ngừng giảm thấp. Ví dụ, từ năm 1970 – 1990, tỉ lệ sinh con trai ở Canađa giảm đi 2,2/1.000, tỉ lệ sinh con trai ở Mỹ giảm đi 1/1.000. Mặc dù các nhà khoa học chưa tìm ra được những nguyên nhân xác đáng, nhưng có một điểm chắc chắn có thể khẳng định đó là: chức năng sinh dục của con người đã chịu ảnh hưởng của các chất ô nhiễm hóa học do môi trường cuộc sống gây ra.

Từ khoá: Ô nhiễm cadimi; Cadimi.

Tại sao có một số thực vật sống được sau khi giâm cành?

Cách đây rất lâu, khi chúng ta đi vào trong rừng rậm rạp, phát hiện trong một số cành cây lá rụng, có một ít cành hoặc lá của một bộ phận, dưới bóng...

10 hòn đảo lớn nhất thế giới

1. Greenland, Bắc Đại Tây Dương (Đan Mạch) 2.

Tại sao nhân ngư được gọi là cá người đẹp mỹ nhân ngư?

Nếu như bạn đến Viện bảo tàng tự nhiên hoặc Công viên Hải dương để tham quan, người giới thiệu sẽ chỉ vào nhân ngư và bò biển nói với bạn rằng, đó...

Khi lắp máy điều hòa nhiệt độ có yêu cầu đặc biệt gì không?

Một số thành phố lớn ở Trung Quốc, dùng máy điều hòa đã trở thành phổ biến. Phòng có máy điều hoà mùa hè sẽ mát mẻ.

Vì sao máy thăm dò phải đổ bộ lên sao chổi?

Đại bộ phận sao chổi trong hệ Mặt Trời xuất phát và mất đi ở vùng tận cùng giá rét xa xăm. Trên sao chổi tồn tại những vật chất nguyên thủy của thời...

Hằng tinh phát sáng còn hành tinh lại không?

“Hằng tinh” là các sao tự phát sáng và phát nhiệt, ngược lại “hành tinh” không hề có khả năng này. Hệ Mặt trời do đó bao gồm một hằng tinh là Mặt trời...

Vì sao khi chạy, tim đập nhanh hơn?

Tim giống như một cái bơm tự động, ngày đêm không ngừng co bóp, đưa máu chứa ôxy và chất bổ đến khắp cơ thể. Khi ngủ hoặc nghỉ ngơi, lượng máu từ tim...

Tại sao trước khi thiết kế công trình cần phải tiến hành thăm dò địa chất?

Thiết kế một công trình kiến trúc, dù là kiến trúc loại nhỏ một, hai tầng hay toà nhà mấy chục tầng, đều phải tính toán trọng lượng chung của công...

Vì sao không dùng nước thải để tưới ruộng?

Dùng nước thải để tưới ruộng đã có một lịch sử lâu đời. Thời kỳ trước Công nguyên, Trung Quốc cổ đại đã từng dùng nước thải để tưới ruộng.