Tại sao hổ thích vẩy nước ướt chứ không thích ngâm mình trong nước?

Hổ mặc dù được mệnh danh là vua của muôn loài nhưng khi nó săn mồi cũng không nhẹ nhàng gì, nó thường phải chạy từ 10 - 20 km, trong mười mấy lần săn mồi mới có một lần thành công, mà trong quá trình giết chết con mồi còn phải "đọ sức" một lần cuối nữa, đặc biệt là đối với những con lợn rừng hung dữ hoặc những con trâu rừng có cơ thể lớn hơn nó. Lúc này bắt buộc hổ lại phải quyết đấu một phen mới có thể hạ gục con mồi.

Điều thú vị là hổ sau khi bắt mồi, nhất là lúc thời tiết nóng toàn thân ướt đẫm mồ hôi. Nó chạy đến chỗ có nước nhưng không nhảy ngay vào nước mà từ từ phủ phục xuống nước, nhúng cái đuôi dài xuống nước trước, sau đó vẩy nước khắp lưng. Làm như vậy nhiều lần cho đến khi nó cảm thấy mát toàn thân mới thôi. Các nhà khoa học gọi hành vi này của hổ là kiểu "tắm hổ".

Vậy tại sao hổ sau khi săn mồi, toàn thân nóng bừng ra nhiều mồ hôi, nhiệt độ cơ thể lên cao, mà nó không nhảy xuống nước tắm cho đã mà lại phải dùng kiểu “tắm hổ” này để làm mát dần cơ thể?

Thì ra trong cuộc sống thực tiễn lâu dài của hổ, nó đã có sự "nhận thức về việc tự bảo vệ sức khoẻ của mình". Nếu như sau một hồi vận động cực mạnh mà ngay lập tức ngâm mình trong nước lạnh, trong lúc vừa nóng vừa lạnh, không có quá trình làm giảm nhiệt dần thì rất dễ mắc bệnh. Điều này giống như loài người chúng ta khi ra mồ hôi đầm đìa mà tắm ngay nước lạnh sẽ làm cho sự đề kháng của chúng ta giảm xuống, dẫn tới các chứng bệnh như cảm cúm, ho sốt v.v.

Vì sao mấy chục năm trước đã có thể dự đoán có những trận hạn và lụt đặc biệt?

Hai kỹ sư cao cấp Sở khí tượng Thượng Hải năm 1965 đã viết bài "Nghiên cứu về xu thế diễn biến tình hình hạn và lụt mùa hè khu vực Hạ lưu Trường...

Tại sao nam châm mất dần từ tính?

Các nam châm thế hệ mới được làm từ những vật liệu hẩu như không làm mất từ tính theo thời gian như các loại nam châm hình chữ U trước kia.

Con người tách rời thực vật tại sao không thể sinh tồn được?

Thực vật có mặt ở khắp nơi trên Trái Đất, bạn có lẽ sẽ cảm thấy điều đó là lẽ thường tình, tuy nhiên bạn đã bao giờ nghĩ nếu không có thế giới xanh...

Tại sao nói sóc là chuyên gia bảo vệ môi trường tự nhiên?

Rất ít người cho rằng, sự cống hiến của sóc đối với rừng có thể sánh được với chim gõ kiến. Trong ấn tượng của con người, sóc ăn hết quả của các cây như cây tùng, cây hồ đào...

Bệnh đau dạ dày có truyền nhiễm không?

Mọi người đều biết viêm gan, lao phổi đều là bệnh truyền nhiễm, nhưng nếu nói đau dạ dày cũng truyền nhiễm thì lại cảm thấy khó tin. Thực ra, đó là...

Vì sao phải đắp đảo nhân tạo trên biển?

Trong biển có nhiều đảo, chúng đều là đảo tự nhiên. Ngày nay nhiều nước trên thế giới lấp biển xây dựng đảo nhân tạo.

Tại sao trong ống nghiệm cũng có thể gây giống thực vật?

Khi hạt giống của thực vật có được điều kiện môi trường cần thiết như đất, nhiệt độ, độ ẩm, không khí..

Tại sao thực vật lại có nhiều mùi vị khác nhau như vậy?

Hàng ngày, chúng ta ăn các loại thực vật, chúng có mùi vị khác nhau. Đó là vì trong mỗi tế bào của chúng có các chất hóa học khác nhau.

Tại sao động vật có thể cho chúng ta cảm giác yêu hoặc ghét?

Vấn đề này đã gây nên sự chú ý của các nhà khoa học. Qua điều tra thống kê, họ đã phát hiện được phản ứng yêu ghét của loài người đối với động vật chủ yếu xuất phát từ 3 phương diện...