Tại sao cây lau trúc vừa không thuộc loài lau sậy vừa không thuộc loài tre trúc?

Có một loài thực vật vừa giống lau sậy lại vừa giống tre, nói nó giống lau là vì xét về ngoại hình; nói nó giống tre, vì khi thân lớn già đi cứng, rỗng, trong có mấu, giống như tre. Vì vậy, người ta kết hợp hai đặc điểm này lại gọi nó là loài lau trúc.

Nếu tra “gia phả” họ lau trúc, lau sậy và tre trúc thì sẽ phát hiện chúng “500 năm trước cùng là một nhà”, đều là thành viên của đại gia tộc họ trúc. Nhưng lau sậy thuộc loài lau sậy, lau trúc thuộc loài lau trúc, còn tre trúc thì có nhiều chủng loại, có thể phân thành hơn 50 loại khác nhau. Nói đến mối quan hệ “huyết thống” của lau sậy và lau trúc đều cùng gia đình nhỏ thuộc họ thực vật đơn tử điệp, vì vậy chúng đều sinh trưởng thành khóm, đều có thân rễ khỏe, cao lớn, lá hẹp dài và trật tự hoa hình tròn mọc trên ngọn. Cho nên, nếu phân biệt theo hình dáng bên ngoài thì không dễ lắm. Các nhà phân loại thực vật đã nghiên cứu các bộ phận của chúng, cuối cùng đã tìm thấy căn cứ khác biệt trên hoa, hóa ra vỏ thân cây lau trúc hầu như dài giống nhau, vỏ trấu giữa phần đỉnh và còn nói đến sự khác nhau giữa lau trúc và tre, so với sự khác nhau giữa lau sậy và lau trúc dễ hơn nhiều, bởi vì hình dáng bên ngoài của chúng đã khác xa nhau. Trên đỉnh của lau trúc mùa thu, mùa đông hàng năm đều ra hoa hình nón màu vàng nhạt, giống như lông vũ của loài chim tước; tre cả đời chỉ ra hoa một lần, so với hoa của loài lau trúc màu sắc thua kém nhiều.

Lau trúc phân bố ở vùng nhiệt đới và á nhiệt đới, thích sinh trưởng ở vùng ẩm ướt ven hồ, hai bên kênh, ven sông. Tính thích ứng của chúng rất mạnh, đối với đất không cần chọn lọc kĩ, chỉ cần đủ nước, ở đâu chúng cũng sinh trưởng.

Lau trúc là loài thực vật để lấy sợi rất tốt, sợi dài, hàm lượng cao, lực kéo lớn, là nguyên liệu tốt trong sản xuất giấy cao cấp và tơ nhân tạo. Qua thí nghiệm, 50 kg lau trúc khô có thể làm 20 kg giấy. Mà giấy lại còn bóng đẹp, dễ tẩy trắng. Vì vậy, lau trúc có thể nói là nguyên liệu làm giấy chất lượng nhất ở Trung Quốc.

Tại sao sinh vật có thể bị tuyệt chủng?

Chim Đô Đô và chim bồ câu Bắc Mĩ là những sinh vật đã từng tồn tại trên Trái Đất với số lượng lớn và sớm đã trở thành di vật của lịch sử. Những loại động vật quý hiếm khác như hổ Đông Bắc, voi Châu Phi, hắc tinh tinh...

Tại sao ếch trâu có thể nuốt được rắn?

Khi những cơn gió đông đã trở nên ấm áp, mùa xuân tràn ngập mặt đất, thế giới tự nhiên được bao phủ bởi một màu xanh, nếu bạn đi dạo chơi ở những vùng ngoại ô thì sẽ thường xuyên được nghe những tiếng "ộp ộp" vọng ra từ những cánh đồng

Vì sao băng ở Nam Cực nhiều hơn Bắc Cực?

Nam Cực và Bắc Cực là những vùng lạnh nhất trên Trái Đất. Ở đó quanh năm gió lạnh thổi ù ù, đầy trời băng tuyết, là một thế giới màu trắng bạc.

Vì sao kem đánh răng bảo vệ được răng?

Kem đánh răng là loại chế phẩm chúng ta dùng để chải sạch răng hằng ngày. Từ hơn 2000 năm về trước, thời cổ La Mã có người đã dùng bột tan Mg2(S4O10)...

Đường dây điện thoại có thể mắc sát với đường điện không?

Lắp đặt cho nhà mới, có người để giản tiện, thường cho chạy đường điện thoại song song với đường điện. Có vùng nông thôn, vì để tiết kiệm cột điện, mà...

Tại sao nói cây lan quân tử lại không phải là lan?

Lan quân tử là một loại thực vật thân thảo xanh tươi quanh năm, thường để bày biện trong các hội trường, phòng khách, thưởng thức trong gia đình. Từ...

Cất giữ lương thực không tốt tại sao phát nhiệt và thối rữa?

Lương thực và hạt giống khi cất giữ trong một thời gian nhất định cũng có sinh mệnh giống như con người, có sự hô hấp. Khi hoạt động hô hấp, hấp thụ...

Năm vị của thực phẩm từ đâu mà có?

Năm vị của thực phẩm là: ngọt, chua, đắng, cay, mặn. Ngoài ra với đầu lưỡi, người ta còn nhận được vị chát, vị ngon,… Thế nhưng tại sao với các loại...

Vì sao "thực phẩm đen" đi khắp trong và ngoài nước?

"Thực phẩm đen" là chỉ những thực phẩm có màu đen tự nhiên. Ví dụ như gạo cẩm, đậu đen, vừng đen, mộc nhĩ đen, nấm hương, v.