Tại sao cánh máy bay cao tốc ngày càng ngắn?

Bạn đã có lần nào chú ý đến cánh máy bay chưa? Đi đôi với sự tăng tốc độ bay, cánh máy bay ngày càng ngắn lại so với thân máy bay. Ví dụ như, một máy bay có tốc độ bay 1000 km/h, chiều dài của toàn thân máy bay khoảng chừng 20 m, thì toàn bộ chiều dài của cánh máy bay khoảng chừng 33 m; nhưng một chiếc máy bay khác có tốc độ bay đạt đến 1700 km/h, toàn bộ chiều dài thân máy bay vẫn là khoảng 20 m, thì trái lại chiều dài của cánh máy bay chỉ cần 12 m là đủ.

Tại sao tốc độ bay càng nhanh thì cánh máy bay lại càng ngắn?

Máy bay do lực nâng của đôi cánh để đẩy máy bay bay lên cao, cánh máy bay càng lớn, lực nâng càng lớn. Tuy nhiên, xét về một mặt khác, trong quá trình bay, cánh máy bay cũng sản sinh ra lực cản, cánh càng lớn, lực cản cũng càng lớn. Khi tốc độ bay tương đối chậm, để sản sinh một lực nâng đầy đủ, cần phải làm cánh máy bay dài hơn, ví dụ như cánh máy bay tàu lượn đặc biệt dài; sau khi tăng tốc độ, đặc biệt là khi bay với tốc độ vượt âm, nếu cánh máy bay dài, thì lực cản sản sinh ra sẽ rất lớn. Tuy nhiên sau khi rút ngắn cánh máy bay, có thể làm cho lực nâng được sản sinh ra không đủ không? Có hai trường hợp: khi máy bay ở trên không, tốc độ càng nhanh lực nâng sản sinh ra sẽ càng lớn, do đó lực nâng do cánh máy bay ngắn sản sinh ra là đủ; nhưng khi máy bay cất cánh hoặc hạ cánh, tốc độ tương đối thấp, lực nâng do cánh máy bay ngắn sản sinh ra có thể không đủ để khắc phục trọng lượng của máy bay, cần phải chạy trên mặt đất một quãng rất dài, khiến cho máy bay đạt đến tốc độ nhất định mới có thể rời khỏi mặt đất, hoặc sau khi hạ cánh phải cho tốc độ máy bay chậm lại dần dần. Điều đó cũng là nguyên nhân chủ yếu khiến cho các máy bay cao tốc hiện đại cần có đường băng ở sân bay rất dài.

Đi đôi với sự phát triển không ngừng về kỹ thuật hàng không việc thiết kế máy bay và vật liệu chế tạo đã thu được nhiều thành quả đột phá, ví dụ một số máy bay đã sử dụng "cánh biển đổi"; loại cánh máy bay này khi bay với tốc độ cao có thể co ngắn lại để giảm bớt lực cản khi bay, còn khi cất cánh và hạ cánh, thì cánh máy bay lại duỗi dài ra để tăng lực nâng.

Vì sao phải xây dựng các khu bảo tồn biển tự nhiên?

Biển là cái nôi của sự sống. Ngày nay ở đó còn sinh sống hơn 20 vạn loài sinh vật, Theo thống kê, giới động vật học có 32 họ loài, trong đó có 23 họ...

Trên mặt trăng có núi lửa hoạt động hay không?

Từ năm 1969 trở lại đây, con người từng 8 lẩn lên Mặt trăng (bao gồm cả hai lẩn lên Mặt trăng không có người) và đã mang về vài triệu gramvật phẩm từ Mặt trăng...

Vì sao bình minh và hoàng hôn, Mặt trời trông to hơn?

Mặt trăng quay quanh quỹ đạo của Trái đất, Trái đất quay quanh Mặt trời. Khoảng cách giữa Trái đất và hai thiên thể này từ sáng đến tối hẩu như không...

Hồng triều là thế nào?

Hồng triều (thuỷ triều đỏ) do các sinh vật phù du sống trong nước biển gặp được điều kiện môi trường thích hợp mà sinh sôi nảy nở nhanh chóng, hoặc...

Khi gặp nạn trên biển, tự cứu như thế nào?

Biển cả mênh mông, thuyền bè qua lại tấp nập. Mọi người mong họ thuận buồm xuôi gió.

Tại sao cổ của hươu cao cổ lại rất dài?

Hươu cao cổ trong giới động vật còn có tên khác là "gã cao kều". Một con hươu cao cổ cao nhất trên thế giới cao 5,75 m, cao hơn 1/3 so với con voi cao...

Vì sao hoa trên núi có màu sắc sặc sỡ?

Cũng là hoa, nhưng nếu lên các đỉnh núi cao, bạn sẽ thấy chúng rực rỡ, nhiều màu sắc lạ kỳ. Ngoài điều kiện không khí trên núi trong lành, ít bụi nên...

Làm thế nào để cứu loài cá voi bị mắc cạn?

Tháng 10 năm 1946, trên một bãi tắm biển của Achentina, có 853 con cá voi bơi đến phía bờ, toàn bộ đều mắc cạn trên bãi cát, không con nào còn sống...

Vì sao lấy ngày 5/6 làm "Ngày môi trường thế giới"?

Dưới ảnh hưởng của những hoạt động “Ngày Trái Đất”, ngày 5/6/1972 ở Xtốckhôm Thụy Điển, Liên hợp quốc đã triệu tập Hội nghị nhân loại với môi trường....