Loài người đã phát minh ra những thiết bị vũ trụ nào?

Từ thập kỷ 50 thế kỷ XX đến nay, ngày càng có nhiều thiết bị vũ trụ được đưa lên không trung. Thiết bị vũ trụ là các thiên thể nhân tạo do con người chế tạo ra phóng lên tầng khí quyển ngoài Trái Đất nhằm một mục đích nào đó. Thiết bị vũ trụ chia làm hai loại là loại chở người và không chở người. Đương nhiên về số lượng mà xét thì đại bộ phận thiết bị vũ trụ đã phóng lên không chở người. Nếu căn cứ theo phạm vi quỹ đạo để phân loại thì phạm vi hoạt động có thể chia thành hai loại: một loại là bay quanh Trái Đất; loại khác là bay trong vũ trụ ngoài không gian Trái Đất.

Loại thiết bị không chở người chủ yếu có hai loại lớn: Một loại là vệ tinh nhân tạo như ta quen biết; loại khác là các thiết bị thám hiểm không gian.

Vệ tinh nhân tạo là loại thiết bị vũ trụ cồng kềnh nhất. Khối lượng của nó chiếm đến 90% tổng số các thiết bị vũ trụ.

Nhiều vệ tinh được dùng vào mục đích thăm dò khoa học và thí nghiệm khoa học, cho nên gọi là vệ tinh khoa học. Vệ tinh khoa học thường được dùng để quan sát thiên văn và các hiện tượng vũ trụ khác đối với các tinh cầu, cũng như trinh sát môi trường vật lý của vũ trụ. Vì trong vũ trụ không có sự cản trở của không khí, cho nên trên vệ tinh không những có thể quan trắc được sóng điện từ do các vật thể bức xạ ra mà còn có thể quan trắc được ánh sáng nhìn thấy. Vệ tinh thiên văn thường được phân công theo các dải sóng quan trắc, như vệ tinh thiên văn hồng ngoại, vệ tinh thiên văn tử ngoại, vệ tinh thiên văn tia X và vệ tinh thiên văn tia γ. Vệ tinh khoa học còn thường được dùng để làm các thí nghiệm khoa học, ví dụ như các thí nghiệm về vật liệu mới, vật lý, sinh vật học và y dược học, những thí nghiệm này trên mặt đất không thể thực hiện thành công, chỉ có môi trường trọng lực yếu trong vũ trụ mới có thể thực hiện được.

Nhiều kỹ thuật mới, phát minh mới cũng đòi hỏi được làm thí nghiệm trên vệ tinh, ví dụ máy viễn thám mới, máy truyền các dải tần sóng vô tuyến mới, máy đối tiếp vũ trụ, v.v..

Loại vệ tinh này được gọi chung là vệ tinh thí nghiệm kỹ thuật.

Vệ tinh ứng dụng là thành viên chủ yếu trong vệ tinh nhân tạo. Nó có liên quan chặt chẽ với cuộc sống của con người. Loại vệ tinh ứng dụng rất nhiều, có hơn 10 loại, số lượng của chúng chiếm nhiều nhất khoảng 3/4 tổng số các vệ tinh, bao gồm vệ tinh khí tượng, vệ tinh viễn thông, vệ tinh dẫn đường, vệ tinh trinh sát và vệ tinh thăm dò tài nguyên Trái Đất, v.v..

Các thiết bị thăm dò vũ trụ là những thiết bị quan sát gần Mặt Trăng và những hành tinh khác, hoặc thiết bị lấy mẫu trực tiếp. Cho nên các thiết bị thăm dò không gian có tốc độ lớn hơn vệ tinh để thoát khỏi sự ràng buộc sức hút Trái Đất, thực hiện bay xa vào trong vũ trụ.

Thiết bị hàng không chở người bao gồm tàu vũ trụ, máy bay vũ trụ, trạm không gian và các thiết bị bay giữa các quỹ đạo.

Tàu vũ trụ là thiết bị vũ trụ mang người được phát minh sớm nhất trên thế giới, nó thuộc loại thiết bị vũ trụ sử dụng một lần. Tàu vũ trụ còn có thể bay quanh Trái Đất như vệ tinh hoặc đổ bộ xuống Mặt Trăng. Tàu vũ trụ còn đảm nhiệm một nhiệm vụ đặc biệt tức là vận chuyển qua lại giữa trạm không gian và mặt đất.

Máy bay vũ trụ có ngoại hình giống như một máy bay hạng nặng. Nó nhờ tên lửa phóng lên, lợi dụng cánh trượt trở về mặt đất cho nên có thể sử dụng trở lại.

Trạm không gian là loại thiết bị vũ trụ hạng nặng làm việc thời gian dài trên không, có thể cung cấp chỗ ăn ở và làm việc lâu dài cho các nhà du hành vũ trụ. Trạm không gian có điều kiện để sản xuất và thí nghiệm.

Thiết bị bay liên hệ giữa các quỹ đạo bay từ trạm không gian đến các thiết bị vũ trụ khác hoặc từ trạm không gian đến những thiết bị chở người trên các quỹ đạo khác nhau.

Vì sao rừng nhiệt đới là kho báu đặc biệt?

Trên Trái Đất rừng nhiệt đới phân bố rất rộng, trong đó có nhiều loài động, thực vật sinh sống. Chúng có quan hệ rất mật thiết với môi trường sống của...

Tại sao cần phải cứu những thực vật đang đứng trước nguy cơ bị tuyệt chủng?

Cùng với sự phát triển không ngừng của nền kinh tế các nước, các hoạt động của con người trên địa cầu cũng không ngừng mở rộng phạm vi, đến nay thực...

Tại sao thực vật cũng phải thở?

Con người luôn luôn thở: hít khí oxi và thải khí cacbonic. Con người phải như vậy và các loài động vật như trâu, bò, ngựa, chó, lợn v.

Vì sao các sao trên trời có ngôi sáng, ngôi tối?

Các sao trên trời có ngôi sáng, ngôi tối. Như ta đã biết bóng đèn điện 600 W sáng hơn bóng đèn 20 W, đó là vì sức phát ra ánh sáng của chúng khác...

Thành phố biển tương lai sẽ thế nào?

Biển là một kho báu tài nguyên lớn, đi đôi với sự cạn kiệt tài nguyên trên đất liền và mức độ chiếm hữu không gian đất liền ngày càng lớn, xã hội loài...

Người như thế nào có thể làm nhà du hành vũ trụ?

Nhà du hành vũ trụ là "con cưng của trời". Muốn trở thành nhà du hành không phải là việc dễ.

Tại sao một người nằm trên tấm phản đầy đinh nhọn và đặt tàng đá nặng lên người cho người khác đập lại không bị thương?

Một số người tự nhận là luyện được nội công.

Bốn phát hiện lớn của thiên văn học trong những năm 60 của thế kỷ XX là gì?

Những năm 60 của thế kỷ XX, cùng với sự nâng cao tính năng của kính viễn vọng vô tuyến loại lớn, trong môn khoa học hấp dẫn con người nhất là môn...

Tại sao thiết bị âm hưởng lại có thể tự động tìm và phát chương trình âm nhạc?

Cùng với sự nâng cao của mức sống văn hóa của mọi người, thiết bị âm hưởng (hi-fi set) cũng lặng lẽ bước vào hàng vạn gia đình. Thiết bị âm hưởng thao...