Màu sắc thịnh hành quốc tế đã ra đời như thế nào?

Màu sắc thịnh hành quốc tế là chỉ chung những nhóm màu trong một khoảng thời gian nào đó được đông đảo người tiêu dùng ưa chuộng. Hiện tượng này bắt đầu xuất hiện từ những năm 60 của thế kỷ XX, do nước Pháp khởi xướng và Đức, Nhật, Ý, Mỹ, Anh… 14 nước tham gia. Các nước này đã thành lập hiệp hội màu sắc thịnh hành quốc tế tại Pari, xuất bản thông tin chuyên ngành Chuyên gia màu sắc thịnh hành quốc tế, thông qua việc các chuyên gia màu sắc của những nước thành viên bàn bạc và đề nghị, đồng thời cũng tiến hành tổng hợp, quy nạp, phân tích xu thế thay đổi từ cuộc triển lãm vải vóc quần áo quốc tế Instertop được tổ chức một năm hai lần tại Phrăng Phuốc (Đức) rồi công bố dự báo trang phục lưu hành cho năm sau, bao gồm quần áo, vải vóc, đồ dệt, trang sức. Việc làm này có mục đích thúc đẩy sự cải tiến và phát triển những vật dụng phục sức ở các nước. Về sau các nước thành viên mở rộng thành 17 nước, và thành phố Milan (Ý) lại cho ra một tạp chí Màu sắc lưu hành quốc tế rất có ảnh hưởng tới sự cải tiến sản phẩm dệt ở các nước.

Vậy thì màu sắc thịnh hành quốc tế hằng năm được ra đời như thế nào?

Nguyên là các nước thành viên Hiệp hội màu sắc thịnh hành quốc tế căn cứ vào sự yêu và ghét đối với màu sắc hiện hành của phục trang nhân dân nước mình, tham khảo những màu sắc thời gian trước thịnh hành rồi đưa những tin về màu sắc đó vào máy tính, tiến hành quy nạp, phân loại, lựa chọn, rồi lại dựa vào xu thế thẩm mỹ mới và cuối cùng đưa ra những nhóm màu. Mỗi nhóm lại gồm nhiều loại màu. Ngoài việc cung cấp mẫu gam màu ra, còn xác định những sắc màu chính. Vừa phải xem xét sự phối màu lại vừa phải làm nổi bật những nét ưu thế trong việc phối màu. Từ đó, làm cho thế giới màu sắc càng thêm đậm chất thơ, càng thêm sống động. Ta có thể thấy màu sắc và thông tin thực sự liên quan chặt chẽ với nhau, hòa nhập làm một.

Tại sao chó là động vật đầu tiên mà loài người thuần hoá thành công?

Các nhà động vật học cho rằng, thuần hoá trên thực tế là một hiện tượng cộng sinh, hai sinh vật khác nhau, ảnh hưởng lẫn nhau, tương trợ lẫn nhau, thực ra là một việc tốt.

Chất xúc tác trong cơ thể sinh vật có tác dụng gì?

Bất kể động vật, thực vật hay loài người, trong cơ thể đều tồn tại các loại chất xúc tác, hoạt động sống của chúng đều không thể tách rời sự giúp đỡ của chất xúc tác.

Màu đỏ và màu vàng của động vật nói cho chúng ta biết điều gì?

Màu đỏ là một màu gây kích thích, phấn chấn, nhiệt tình và sức mạnh, nhìn các vật thể có màu đỏ dường như hiện rõ sự lớn mạnh hơn các vật thể có màu sắc khác...

Tại sao thành phố sinh thái có thể sản xuất "không có chất phế thải"?

Những năm 60 của thế kỷ XX, thành phố nhỏ Chattanaoga ở bang Tennessee của nước Mỹ, từng là một trung tâm chế tạo nổi tiếng toàn nước Mỹ do bị ô nhiễm...

Hoa văn trên cánh bướm có công dụng gì?

Có người gọi bướm là "bông hoa biết bay", đó là bởi vì trên hai đôi cánh của bướm thường có hoa văn đẹp rực rỡ.

Tại sao gia đình người máy lại có hình thù khác nhau?

Vì sao khi nước vào tai thì không nghe rõ?

Khi bơi, nước rất dễ vào tai. Lúc đó, bạn sẽ cảm thấy nghe không rõ những âm thanh chung quanh.

Vì sao trong số các nhà khoa học nhận giải thưởng Nobel có nhiều người là nhà toán học?

Các nhà khoa học nhận được giải thưởng Nobel thuộc nhiều lĩnh vực: Vật lí, hoá học, y học, kinh tế học v.v.

Số nguyên và số chẵn có nhiều như nhau không?

Số chẵn và số nguyên có nhiều như nhau không? Nhiều bạn chưa kịp suy nghĩ đã trả lời “không, không như nhau, bởi vì số chẵn là một bộ phận của số...