Tại sao ngựa luôn vẫy tai?

Tai của động vật là cơ quan thính giác nhưng rất ít người biết rằng, loài ngựa ngoài việc dùng tai làm cơ quan thính giác nó còn sử dụng tai để biểu thị các trạng thái tình cảm: mừng, vui, buồn, tức, v.v..

 

Những người nuôi ngựa thường quan sát "tình cảm" của ngựa dựa vào tiếng kêu, các hoạt động của đuôi, tứ chi, các động tác ở trên mặt, các tư thế của nó v.v..

Ví dụ khi ngựa đói, nếu chưa kịp đưa thức ăn, nó dùng móng trước cào liên tục xuống đất. Khi ngựa bị lạnh, nó dạng chân sau, dùng vó sau đá lung tung. Nhưng nơi biểu đạt tình cảm rõ nhất của ngựa là ở khuôn mặt, trong đó tai, mũi, mắt là nơi dễ nhận thấy nhất. Trong những bộ phận này thì tai là bộ phận mà con người dễ quan sát nhất. Do vậy, những người có kinh nghiệm nuôi ngựa có thể nhận biết được tình cảm của ngựa chỉ qua đôi tai của nó.

Khi ngựa vui vẻ thì tai dựng lên, gốc tai rất khoẻ, thỉnh thoảng lại vẫy nhẹ. Khi tâm trạng ngựa không vui thì tai nó không ngừng vẫy về phía trước và sau. Khi ngựa căng thẳng, nó ngẩng cao đầu, tai hướng về hai bên và dựng đứng. Khi ngựa hưng phấn tai nó luôn hướng về phía sau. Ngựa khi lao động mệt nhọc, đôi tai ủ rũ và hướng về phía trước hoặc hai bên. Nếu ngựa buồn bực, muốn nghỉ ngơi, tai của nó hướng sang hai bên, khi ngựa sợ hãi, đôi tai vẫy liên hồi và từ lỗ mùi phát ra tiếng kêu, dân gian gọi là "hắt xì hơi", về ban đêm, hắt xì hơi thường xảy ra nhiều hơn.

Chỉ cần nhìn tai ngựa là biết được các sắc thái tình cảm khác nhau của nó. Nếu lại quan sát mũi, mắt ngựa, động tác soái đuôi của nó thì có thể hiểu được rất nhiều tình cảm khác của ngựa.

Tại sao cơ quan cảm giác của hà mã lại ở trên đỉnh đầu?

Nói đến hà mã thì ta nghĩ ngay đến tướng mạo rất khó coi của nó. Thân hình to béo vạm vỡ, trên cái mồm rất rộng lại mọc ra hai mắt rất nhỏ, trông rất...

Vì sao miền Nam Trung Quốc lại có nhiều đất đỏ?

Đất đỏ được phân bố tại phía nam sông Trường Giang Trung Quốc, đặc biệt là các tỉnh khu vực nam bộ như Hồ Bắc, miền nam tỉnh An Huy, tỉnh Phúc Kiến,...

Răng có phải là một "mẫu xương" đặc không?

Bộ phận cứng nhất trong cơ thể là răng. Mới nhìn qua, răng giống như một mẩu xương đặc, nhưng thực ra kết cấu của nó không đơn giản như thế.

Hai nửa trái, phải của cơ thể có đối xứng nhau không?

Nhìn bề ngoài mà xét, cơ thể người có 5 giác quan và 4 chi, có tính đối xướng trái, phải rất hoàn mỹ. Ví dụ: hai tay, hai chân, hai tai, hai mắt.

Về không khí

Vào năm 1771, tại một phòng bào chế thuốc ở Thuỵ Điển, dược sĩ Haler đang loay hoay giữa đám chai lọ, hộp tiêu bản. Haler vốn là người ham mê khoa...

Ngôi nhà tự động hóa là gì?

Nói tới ngôi nhà tự động hóa là người ta nghĩ ngay tới các đồ điện gia dụng như tủ lạnh, máy giặt tự động hoàn toàn, máy điều hòa nhiệt độ, ti vi, máy...

Tàu điện trên không trong thành phố có an toàn?

Tàu điện trên không kiểu "lên trời" là một hệ thống giao thông đường sắt trong thành phố mà đại bộ phận đường ray đặt trên cầu ở trên cao, nó cũng...

Tập luyện tay trái sẽ thông minh hơn

Người thuận tay trái nhanh nhẹn hơn hẳn người thuận tay phải. Theo thống kê, 15 em trong đội đấu kiếm Pháp thì có 8 em thuận tay trái.

Vì sao cơn lốc sau khi đổ bộ vào đất liền giảm yếu rất nhanh, còn mưa giảm chậm?

Gió lốc (áp thấp) sinh ra trên biển. Cơn lốc lớn sức mạnh khôn lường, sức gió trên cấp 12 có thể dựng nên sóng thần cao mấy chục mét, lật úp tàu lớn...