Vì sao bãi biển nhiều sa khoáng đến thế?

Người ta kinh ngạc phát hiện, một số bãi biển nào đó chứa rất nhiều những bảo vật kỳ lạ, đó là sa khoáng bãi biển. Trong những sa khoáng này chứa nhiều loại nguyên liệu mà sự phát triển của các ngành công nghiệp hiện đại cũng như đời sống hằng ngày của con người không thể thiếu được như vật liệu xây dựng, kim loại nặng, kim loại quý hiếm, phi kim loại nặng, quý hiếm, kim loại hiếm và kim loại phóng xạ, vàng, platin, đá kim cương, kim hồng thạch, quặng sắt titan, quặng sắt niobi, quặng sắt tantan,… Như ta đã biết, vàng và bạch kim đều là những kim loại rất quý, nhưng đá kim cương còn quý hơn. Nói chung con người đối với đá kim hồng ngọc, đá ziriconi cảm thấy còn mới lạ, nhưng chính chúng là những nguyên liệu không thể thiếu được trong chế tạo máy bay, tên lửa, vệ tinh, tàu biển, tàu ngầm hạt nhân, thiết bị thăm dò đáy biển, thiết bị phản ứng hạt nhân, các nhà máy điện hạt nhân cho đến những đồng hồ đo tinh xảo, những mạch điện tích hợp. Nếu xem đáy biển là một bồn địa tích tụ các vật báu thì các bãi biển là những hạt châu báu bao quanh mép viền của bồn địa đó.

Vì sao bãi biển lại có nhiều sa khoáng đến thế. Nói một cách khác, sự hình thành sa khoáng trên bãi biển có phải là một kiệt tác của tự nhiên ban cho con người không?

Thực ra trong đá ven biển nhiều vùng duyên hải đều chứa những khoáng vật này, sa khoáng bãi biển chính là những khoáng vật này di chuyển đến. Giới tự nhiên bị mưa sa gió táp lâu dài, băng tuyết xâm thực nên lớp đá này không ngừng bị phong hoá, dần dần vỡ vụn ra, trong những lớp đá vụn khác nhau này, những hạt khoáng vật bị mưa gió, nước sông xói mòn vận chuyển dần đến bãi biển. Sau khi các hạt khoáng vật trôi xuống đáy biển bị sóng, hải lưu tác dụng, tiếp tục bị sàng lọc và tuyển lựa ra. Trên đường hải lưu vận chuyển, các khoáng vật có tỉ trọng khác nhau lần lượt lắng đọng ở những khoảng cách xa bờ khác nhau. Những hạt thô, tỉ trọng lớn trầm tích ở phía trong, hạt nhỏ hơn tỉ trọng nhỏ trầm tích xa hơn. Trong quá trình vận chuyển và trầm tích những khoáng vật có tỉ trọng gần giống nhau tập trung một chỗ hình thành dải sa khoáng. Cho nên từ đặc trưng phân bố của các dải sa khoáng ta có thể thấy, các lớp đá chứa vàng và thiếc có tỉ trọng lớn thì phân bố với nhau cách bờ gần hơn, các loại đá ziriconi, quặng sắt titan, kim hồng thạch,… trầm tích xa hơn, còn loại đá kim cương chịu mài mòn tốt nhưng tương đối nhẹ nên bị mang ra cách xa bờ đến mấy trăm mét, sau đó trầm tích thành quặng.

Sa khoáng sau khi trầm tích, vì sự biến đổi mặt ngang của biển, nên có một số khu vực sa khoáng bị chuyển dời. Khi mặt ngang của biển sụt xuống thì lớp sa khoáng bắt đầu lộ ra bề mặt, bị nâng cao lên gần bờ biển. Khi mặt biển nâng lên thì lớp sa khoáng ban đầu lại chìm xuống, bị một lớp trầm tích mới phủ lên trở thành lớp sa khoáng cũ chôn sâu dưới biển.

Tóm lại bãi biển giống như một cái sàng tự nhiên khổng lồ, dưới sự xô đẩy của sóng, hải lưu ngày đêm vận động không ngừng, nó xử lý và gia công các hạt khoáng từ lục địa trôi đến, sàng lọc, lựa chọn liên tục, cuối cùng làm nên những bãi sa khoáng có giá trị khai thác ban cho nhân loại.

Vì sao titan được xem là "kim loại của hàng không vũ trụ"?

Việc dùng kim loại titan trong chế tạo máy bay được bắt đầu từ những năm 50 của thế kỷ XX. Khi nền công nghiệp hàng không và hàng không vũ trụ càng...

Vì sao sắt lại bị gỉ?

Sắt là kim loại rất dễ bị gỉ. Hầu như các đồ vật bằng sắt bày trong viện bảo tàng đều bị gỉ loang lổ.

Vì sao không nên tắm nắng nhiều?

Ở một số nước Âu, Mĩ, nhiều người đặc biệt thích phơi mình ở bãi biển để tắm nắng. Các cô gái còn phơi cho da biến thành màu nâu, cho đó là đẹp.

Có phải côn trùng hình gáo là những côn trùng có ích không?

Côn trùng hình gáo là một thành viên có hình dáng rất kì lạ trong vương quốc côn trùng. Chúng giống như nửa quả bóng cao su bị cắt làm hai, hay giống như một cái gáo nước nhỏ, vì thế, côn trùng hình gáo có được cái tên như vậy.

Vì sao Mặt trời lại không bị cháy hết?

Chúng ta không phải lo chuyện không đâu là sợ Mặt trời sẽ bị cháy hết, ít ra cũng phải đến 5 tỷ năm nữa nó vẫn chưa cháy hết.

Vì sao không thể tùy tiện xây dựng công trình thủy lợi?

Từ xưa đến nay, các công trình thuỷ lợi đã thúc đẩy sự phát triển kinh tế và xã hội của con người. Về mặt phòng lũ, vận chuyển đường sông, công nghiệp...

Tại sao trên đường cao tốc không có đèn đường?

Vào ban đêm, khi đi ô tô trên đường cao tốc, bạn sẽ thấy các ô tô chạy ở phía trước đủ màu sắc rực rỡ, những biển báo bên đường sáng lấp lánh như đèn...

Thực vật có thể sống được trong Vũ Trụ không?

Trong “Tây du ký”, thiên cung được miêu tả thành nơi cực lạc, ở đó có cây đào trường thọ và các loài hoa thơm quả ngon, kì lạ khác. Nhưng đó chỉ là...

Nước máy có thể trở thành dung dịch sát trùng không?

Trên thị trường có bán một bộ dụng cụ điện dân dụng nhỏ. Với loại dụng cụ điện này chỉ cần nối vào vòi nước, thêm một ít muối ăn, sau khi nối điện,...