Tại sao vịt nhà không biết ấp trứng?

"Nước sông mùa xuân ấm, vịt biết trước tất cả", ở vùng Giang Nam - Trung Quốc, mỗi khi khí hậu dần dần ấm lên, ở trong ao, sông, lạch nhỏ, đàn vịt con vui vẻ thi nhau bơi trên mặt nước, sớm mang đến tin vui của mùa xuân. Điều người ta cảm thấy kì lạ là những chú vịt con này không phải do mẹ đẻ chúng ấp ra, mà là do gà mái ấp hộ hoặc do ấp nở nhân tạo. Tại sao vịt cái lại không ấp trứng được nhỉ?

Việc sinh sản của loài chim nói chung có tính theo mùa. Khi điều kiện môi trường tự nhiên như ánh sáng, nhiệt độ, dinh dưỡng thay đổi thích hợp với sự sinh sản của loài chim, thì loài chim bắt đầu chuẩn bị cho việc sinh nở. Có loài tụ tập thành đàn bay đến một địa điểm nhất định, có loài bắt đầu hót véo von, có loài bận bịu tha cỏ về làm tổ... Cuối cùng, con cái và con đực giao phối, ở trong tổ đẻ trứng, lại do chim bố (hoặc chim mẹ) ấp trứng.

Cụ tổ xa của vịt nhà là vịt đầu xanh, chúng ta thường gọi là vịt trời. Vịt đầu xanh tuy được phân bố rất rộng ở Trung Quốc, nhưng đến đầu xuân là mùa sinh sản thì chúng kết đàn bay về vùng phương Bắc, làm tổ đẻ trứng trong các bụi cỏ gần nước, các hang đất hoặc trong các hốc cây khô ở đó. Sau mỗi lần đẻ được 4 ~ 12 quả trứng, vịt bắt đầu ấp trứng. Nếu tổ hoặc trứng bị phá hỏng, chúng có thể làm lại tổ khác. ở miền Bắc, do thời gian chiếu sáng dài, vịt con có thể kiếm được nhiều thức ăn, nên lớn rất nhanh. Đến mùa thu liền kết thành đàn bay về miền Nam để trú đông, đến đầu xuân năm sau lại bay về phương Bắc để sinh sản.

Thịt của vịt đầu xanh rất ngon, thời kì đẻ trứng dài, sau khi được con người thuần dưỡng, chúng đã mất đi thói quen di cư. Để thu được nhiều trứng, người ta không để cho chúng ngừng đẻ để ấp trứng, mà tăng giờ chiếu sáng và thức ăn đầy đủ để thúc đẩy chúng đẻ nhiều trứng hơn. Mặt khác, người nuôi vịt còn có thể lựa chọn giống vịt đẻ được nhiều trứng nhất để làm vịt giống. Như vậy, qua chọn lọc nhân tạo và gây giống vịt đẻ, sản lượng trứng mỗi năm có thể đạt được 200 ~ 300 quả, nhiều gấp nhiều lần so với vịt đầu xanh hoang dã, nhưng vịt lại mất đi bản năng ấp trứng.

Vì sao nói mọi vật trên thế giới đều do các nguyên tố tạo nên?

Nói cho cùng thì mọi vật trên thế giới do cái gì tạo nên? Từ hơn 2000 năm trước đã có người đặt ra câu hỏi này. Mãi cho đến khi khoa học Hoá học phát...

Tại sao loại thuốc "2, 4 D" và "2, 4, 5 T" vừa là thuốc kích thích sinh trưởng vừa là thuốc diệt cỏ?

Sự sinh trưởng và phát dục của thực vật ngoài chịu ảnh hưởng của các điều kiện như nước, phân bón, nhiệt độ, ánh sáng ra còn chịu ảnh hưởng của một...

Vì sao không thể tiếp xúc nhiều với bông amiăng?

Bác sĩ sau khi kiểm tra một thiếu niên 14 tuổi đã rất kinh ngạc thấy rằng: tuy tuổi còn bé nhưng bệnh nhân đã mắc một chứng bệnh rất ít gặp, đó là...

Gió Mặt Trời là gì?

Mặt Trời cũng có gió, đó là gió Mặt Trời. Tên gọi "gió Mặt Trời" được đưa ra từ thập kỷ 50 của thế kỷ XX.

Vì sao lỗ rò dễ gây vỡ đê?

Năm 1998 vùng Trường Giang, Nộn Giang và sông Tùng Hoa Trung Quốc gặp trận lụt to hiếm thấy, trong đó những lỗ rò ở các thân đê đặc biệt nghiêm trọng,...

Tại sao lợn thích dũi đất và tường vách?

Có thể bạn cảm thấy kì lạ là tại sao lợn ăn đất? Lợn ăn đất vì từ trong đất có chứa các khoáng chất cần thiết cho cơ thể lợn như: sắt, đồng, côban, canxi, phốt pho v.v..

Mật ong được gây bằng cách nào?

Rất nhiều người biết, mật ong là do ong thu thập chất ngọt trong những bông hoa tạo thành, nhưng quá trình thu thập gây mật có biết bao nhiêu gian khổ phức tạp thì lại không được người ta biết đến.

Tại sao tai biết tiếng động từ đâu dội tới?

Cấu tạo của tai người gồm: Tai ngoài, tai giữa, tai trong. Nếu cả hai tai đều nhận được tín hiệu, tình hình lại khác. Một trong những căn cứ để ta nhận ra hướng tiếng động là chênh lệch thời gian giữa hai tai...

Vì sao mật có sỏi?

Ở bên phải bụng trên của cơ thể có một hệ thống đường mật gồm túi mật và ống mật, trong đó có dịch mật (được sản xuất tại gan, mỗi ngày 50-100 ml)....