Nam Cực lạnh như thế, vì sao lại chứa nhiều mỏ than?

Trữ lượng mỏ than Uâytôliati phía đông Châu Nam Cực khiến cho thế giới phải kinh ngạc. Hơn nữa chất lượng than ở đó đặc biệt tốt, nó có thể so sánh với than có chất lượng cao ở Ôxtrâylia nổi tiếng trên thế giới.

Như ta đã biết, than đá là di thể của thực vật ở đại Cổ sinh hoặc đại Trung sinh biến thành. Ở đại địa chất, thời kỳ thành than thời tiết rất ấm áp, cây lấy gỗ và cây ăn quả mọc um tùm. Một lượng lớn xác cây cối ở bên hồ hoặc ở bờ biển bị đất cát của sông che phủ, dần dần chuyển thành than đá, cuối cùng biến thành mỏ than. Do đó người ta cho rằng than đá là sản vật của vùng khí hậu ẩm thấp. Nhưng Châu Nam Cực lạnh như thế, một đám cỏ cũng không mọc được, vậy tại sao dưới đất lại có nhiều than?

Điều này phải dùng thuyết lục địa trôi dạt để giải thích. Kỷ Hàn vũ cách đây khoảng 570 triệu năm về trước, ở Nam bán cầu đã hình thành lục địa cổ Wangana rộng lớn, Châu Nam Cực và Châu Nam Mỹ, châu Phi, Châu Úc và lục địa Ấn Độ liền với nhau làm một. Mặc dù lục địa Bắc bán cầu lúc tách, lúc nhập, nhưng lục địa ở Wangana ở Nam bán cầu liền thành một dải trong một thời gian dài. Tình hình đó được duy trì mãi đến kỷ Đá vôi, Nhị điệp ở đại Cổ sinh. Hồi đó trên lục địa cổ khí hậu ấm áp, xác cây cối có điều kiện thích hợp để hình thành mỏ than. Mỏ than Wangana ở Châu Nam Cực được hình thành ở thời kỳ đó. Bắt đầu từ đại Trung sinh, lục địa cổ Wangana bị tách ra và trôi dạt, kỷ Chu la của đại Trung sinh Châu Nam Cực trôi ngược lên phía bắc, đến đại tân sinh Châu Úc tách khỏi Châu Nam Cực trôi về phía đông bắc đến vị trí ngày nay, lục địa ấn độ trôi về phía bắc nối liền với mảng Á - Âu, còn Châu Nam Cực trôi về phía nam đến vị trí gần với Nam Cực như hiện nay và trở thành lục địa băng giá nhất trên Trái Đất. Các loại khoáng sản (như than đá, sắt, vàng, đồng… gồm hơn 200 loại) dưới đất Nam Cực cũng trôi đến đây để cố định và trở thành mục tiêu đeo đuổi của các nhà thám hiểm.

Do đó muốn tìm hiểu sự hình thành khoáng sản của Châu Nam Cực thì phải tìm hiểu lịch sử địa chất của Châu Nam Cực. Ngoài ra khảo sát các vùng như Châu Úc, Châu Phi và Ấn Độ chúng ta có thể phát hiện, về kết cấu địa tầng, Châu Nam Cực rất giống với chúng. Mối quan hệ huyết thống này là điều chứng minh tốt nhất cho sự trôi dạt của các lục địa. Vì vậy mỏ than dưới đất Châu Nam Cực không hề liên quan gì với khí hậu giá rét ngày nay ở đó.

Vì sao mưa đá chỉ xuất hiện vào mùa nóng?

Vào cuối mùa Đông và trong mùa hè, khi nhiệt độ không khí lên cao, những cơn mưa thường quăng xuống mặt đất vô số hạt băng hình cẩu, hình côn và các...

Bãi đỗ xe nào thích hợp với đô thị lớn hiện đại hoá?

Từ những năm 80 của thế kỷ XX, các thành phố lớn của nhiều nước đều gặp phải "vấn nạn đỗ xe", làm cho mọi người rất đau đầu. Các chuyên gia và học giả...

Để phát huy tác dụng chữa bệnh, thuốc có liên quan với thụ thể như thế nào?

Thuốc và chất độc sau khi vào cơ thể sẽ có tác động khác nhau. Thuốc phát huy tác dụng chữa bệnh, còn chất độc sản sinh phản ứng có hại đối với cơ...

Bài toán bảy chiếc cầu và bài toán vẽ liền một nét?

Vấn đề bảy chiếc cầu nảy sinh vào thế kỉ XVIII tại thành phố Kơnichxbec (Kửnigsberg), vào thời đó Kơnichxbec thuộc Đức, còn ngày nay là thành phố...

Tại sao trên mình của hà mã thỉnh thoảng có thể bị "chảy máu"?

Chúng ta biết rằng, hà mã tuy là động vật trên cạn, nhưng đại bộ phận thời gian của nó vẫn ngâm mình ở dưới nước. Đương nhiên, hà mã thỉnh thoảng cũng...

Tại sao phải nghiên cứu thuật toán?

Nói theo cách thông tục thì thuật toán là cách thức cụ thể giải quyết vấn đề. Trong Tam quốc diễn nghĩa, Chu Du và Gia Cát Lượng để đập tan cuộc tiến...

Tại sao có một số cây lại rỗng thân?

Nếu bạn cắt ngang thân cây ra quan sát mặt cắt đó, thì thấy thông thường cấu tạo của thân cây như sau: lớp ngoài cùng là lớp biểu bì, trên lớp biểu bì...

Tại sao phải xây dựng đường hầm?

Từ xưa đến nay, vấn đề làm đường, xây cầu luôn luôn được coi là một hành động mang lại hạnh phúc cho người dân. Trong xã hội hiện đại, đường và cầu...

10 hòn đảo lớn nhất thế giới

1. Greenland, Bắc Đại Tây Dương (Đan Mạch) 2.