Tại sao ong có thể biết chỗ nào đó có thể lấy được mật?

Đại đa số ong nuôi nhân tạo đều sống ở trong hòm gỗ, còn ong rừng lại sống ở trong hốc tường, hốc cây. Tuy cơ thể của nó nhỏ nhưng lại có thể bay được đến những nơi xa hơn mấy nghìn mét, đi thu thập chất ngọt của các loài hoa để gây mật. Vậy thì làm sao chúng biết nơi nào có mật hoa được.

Ong là một loại côn trùng có cuộc sống tập thể, trong đàn ong có một con ong chúa (ong mẹ) và rất nhiều ong thợ cùng với số ít ong đực. Trong đàn ong, ong thợ được coi là chăm chỉ nhất, nó đảm nhận những công việc như lấy mật, trinh sát, canh phòng, dọn sạch bọng ong mật và nuôi ong con.

Mùa xuân hoa nở, thời tiết ấm áp, một số con ong làm công tác trinh sát bay ra ngoài bọng để tìm nguồn mật. Khi ong trinh sát tìm được nguồn mật ở bên ngoài, nó liền hút một chút mật hoa và phấn hoa, đồng thời bay trở về rất nhanh. Sau khi bay về đàn, nó liền nhảy múa không ngừng. Bạn đừng cho rằng đây chỉ là một kiểu biểu hiện vui mừng, kì thực việc ong nhảy múa là để biểu thị sự xa gần và phương hướng của nguồn mật. Nói chung ong múa có hai kiểu là múa hình tròn và múa hình số 8.

Nếu như nguồn mật tìm được cách tổ ong không xa lắm thì ong sẽ biểu diễn kiểu múa hình tròn trên bọng ong (nơi ong dùng để cất mật, sinh đẻ ong con và cư trú); nếu như nguồn mật cách khá xa thì ong biểu diễn múa hình số 8. Khi nhảy múa nếu như đầu hướng về phía trên thì nguồn mật chính là hướng về phía Mặt Trời, nếu đầu hướng về phía dưới thì nguồn chính là quay lưng về phía Mặt Trời.

Ong ở trong bọng ong mật nhận được tin tốt lành do ong trinh sát đem đến, có con liền bay rất nhanh ra khỏi bọng, bay theo hướng mà nó đã được chỉ dẫn. Sau khi những con ong này bay ra ngoài ăn no mật hoa quay trở về cùng nhảy múa giống như những người bạn của chúng để động viên tất cả đi lấy mật. Như vậy, một truyền mười, mười truyền trăm, càng lúc càng nhiều ong bay về hướng nguồn mật để đi lấy mật.

 

Bí ẩn của cây tầm gửi

Vào những ngày mùa này trong năm, những chùm cây tẩm gửi với quả trắng mọng và lá xanh mướt thường được treo lên cửa ra vào các ngôi nhà, gợi cảm hứng...

Tại sao tàu thuyền có thể qua lại dễ dàng ở đập Cát Châu?

Năm 1984, trên sông Trường Giang ở thành phố Nghi Xương thuộc tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc, người ta xây dựng một con đập ngăn nước lớn, dài 2595 m, cao 47...

Sơn được lấy từ đâu?

Nhà chúng ta ở, các đồ vật gia dụng chúng ta dùng đều được phủ bởi một lớp sơn màu sắc khác nhau, nó không chỉ mang lại vẻ đẹp cho ngôi nhà mà còn...

Vì sao loại dây cáp bện từ sợi tổng hợp lại bền ngang với dây cáp bằng thép?

Nếu ai đó đặt ra câu hỏi dây chão bện từ vật liệu sợi nào thì bền nhất? Người ta sẽ không do dự và trả lời: dây nilong. Nilong là loại sợi tổng hợp...

Tại sao dùng gương cầu lồi có thể tạo ra lửa?

Khi đi dã ngoại vào mùa đông, nếu như bạn không có nào để có thể nhóm lên ngọn lửa, bạn đừng vội sốt ruột, chúng ta có thể động não một chút để đạt được mục đích của mình.

Tại sao phải xây dựng đường sắt trên mặt nước?

Đường sắt trên mặt nước không phải là đặt đường ray lên cầu vượt qua sông qua biển, mà là đưa đoàn tàu lên một loại phà lớn được chế tạo đặc biệt, rồi...

Hằng tinh phát sáng còn hành tinh lại không?

“Hằng tinh” là các sao tự phát sáng và phát nhiệt, ngược lại “hành tinh” không hề có khả năng này. Hệ Mặt trời do đó bao gồm một hằng tinh là Mặt trời...

Nên tiến hành kiểm tra thiết bị của nhà máy như thế nào?

Một xí nghiệp nọ đóng gói đường glucoza bằng một cỗ máy. Tiêu chuẩn để máy đóng gói là mỗi gói đường nặng 500 g.

Vì sao phải khai thác loại nhựa tự phân hủy?

Đồ nhựa là sản phẩm quan trọng không thể thiếu được trong sản xuất công, nông nghiệp và cuộc sống hàng ngày. Trong khi nhựa đem lại nguồn nguyên liệu...