Vì sao vùng phương Bắc Trung Quốc hình thành gió cuốn bụi?

Về mùa hè, một số vùng phương Bắc Trung Quốc thường xuất hiện gió xoáy rất mạnh. Gió xoáy bốc cát bụi, cỏ rác và giấy lộn lên trời, làm nên những cột xoáy thẳng đứng. Chúng bỗng nhiên xuất hiện, bỗng nhiên mất đi. Người ta đặt cho nó một cái tên thần bí - “gió quỷ”. Thực ra đó là một hiện tượng thời tiết thường gặp trong khí tượng học gọi là “gió cuốn bụi”.

Gió cuốn bụi hình thành trong điều kiện sau buổi trưa hè, trời ít mây, nhiệt độ cao, độ ẩm thấp, tốc độ gió yếu. Khi ấy ánh nắng chiếu mạnh, nhiệt độ mặt đất tăng nhanh, tỉ nhiệt lớp đất không đồng đều, lớp không khí gần mặt đất không ổn định, rất dễ sản sinh sự vận động đối lưu mãnh liệt, hình thành nên những cột không khí nóng có độ dày nhất định. Vùng nó xuất hiện trở thành vùng khí áp thấp. Vùng khí áp cao chung quanh sẽ ập vào để điền lấp vùng khí áp thấp, nhưng dưới tác dụng lực tự quay của Trái Đất, luồng khí chảy về khu vực khí áp thấp ở Bắc bán cầu thường quay lệch về bên phải, như vậy luồng khí ập vào trung tâm khí áp thấp sẽ xoáy theo phương ngược chiều kim đồng hồ, hình thành nên dòng không khí xoáy. Có lúc do địa hình đặc biệt như đồi gò, đụn cát làm cho dòng khí ập đến phải chạy quanh hoặc trườn lên cao, nên thường bị lệch hướng, hơn nữa sau lưng luồng khí sẽ hình thành một góc chết. Không khí hai bên luồng khí sẽ đồng thời cùng ập vào góc chết, tạo thành luồng gió bốc đi lên, lúc đó sẽ phát sinh sự đối lưu theo chiều thẳng đứng và thay đổi phương chuyển động ngang. Chỗ hội hợp đó sẽ hình thành nên cột gió xoáy.

Sau khi hình thành gió xoáy, khí áp trung tâm càng thấp, tốc độ xoáy càng nhanh, cộng với sự vận động đi lên dữ dội, nên những vật nhẹ dễ bị cuốn theo. Nhưng gió cuốn bụi một khi đã hình thành, vì tốc độ gió tăng nhanh làm cho sự trao đổi giữa vùng áp thấp với chung quanh diễn ra mau chóng, khiến cho sự chênh lệch khí áp giảm xuống rất nhanh, cho nên chỉ trong nháy mắt cột gió xoáy đã tiêu tan. Vì vậy sự tồn tại của gió xoáy rất ngắn, nói chung chỉ trong mấy phút, lâu lắm cũng không quá mười mấy phút.

Thế nào là sinh vật tích lũy và sinh vật phóng đại?

Vừa đọc xong tiêu đề này chắc bạn sẽ nảy ra hàng loạt nghi ngờ. Vì sao sinh vật lại tích lũy và phóng đại? Chúng tích lũy và phóng đại cái gì? Chúng...

Vì sao sau mỗi tiết học phải nghỉ 10 phút?

Như ta đã biết, đại não là "bộ tư lệnh" của cơ thể. Dưới sự chỉ huy của nó, tất cả hoạt động của con người đều diễn ra theo một trật tự nhất định.

Tại sao con mực có thể phun ra mực?

Mực thuộc loài động vật nhuyễn thể, đặc điểm lớn nhất của nó là trong bụng có "nang mực", bên trong chứa đầy mực.

Tại sao nhà ở ô tô rất được mọi người hoan nghênh?

Có lúc xem ti vi, ta thấy một số người dân ở nước ngoài sống trong một gian phòng như buồng xe ô tô, người ta có thể thấy nó đi lữ hành khắp nơi, gặp...

Vì sao động vật ngủ đông không bị chết đói?

Mỗi khi khí hậu dần dần trở lạnh, thức ăn khan hiếm thì có nhiều động vật đã đi vào ngủ đông. Bởi vậy, hiện tượng ngủ đông là một phương thức thích nghi của động vật trong cuộc đấu tranh sinh tồn đối với môi trường không thuận lợi.

Tại sao lại dùng các thùng phi sắt chứ không dùng thùng nhựa đựng xăng dầu?

Câu trả lời là không thể dùng các thùng nhựa để thay thế được, vì điều này rất nguy hiểm.

Vì sao nói nước ngọt là nguồn tài nguyên thiên nhiên vô cùng quí báu?

Thế giới mà chúng ta sinh sống khắp nơi đều có sông ngòi, hồ biển, nước mưa và băng tuyết… Hễ mở vòi nước ra là đã có nước sạch. Nước tồn tại ở khắp...

Vì sao trước khi vận động mạnh, phải vận động chuẩn bị?

Sự sống thể hiện ở sự vận động. Thông thường, việc tham gia thể dục, rèn luyện thân thể sẽ giúp ích cho lực căng của cơ bắp, nâng cao công năng của...

Vì sao cây trên núi thấp hơn cây ở đồng bằng?

Trên núi cao, cây cối phong phú không kém gì đồng bằng, nhưng để ý bạn sẽ thấy, nếu không thuộc dạng "còi đẹn" hay "kẹ" thì chúng cũng là những "chú...