Tại sao cầu Triệu Châu qua hơn một nghìn năm mà vẫn rất vững chắc?

Cầu Triệu Châu nằm ở vùng Triệu Châu, tỉnh Hà Bắc, Trung Quốc, xây từ năm 591-599, vào khoảng thời gian trị vì của vua Khai Hoàng đời Tuỳ, cách đây đã hơn 1400 năm. Cầu Triệu Châu không những xây dựng đã lâu đời, hơn nữa nó còn là loại cầu vòm đá "kiểu vai thoáng" rất độc đáo, nó là một thành tựu kỹ thuật mới, sáng tạo to lớn trong lịch sử làm cầu cổ đại của Trung Quốc, nổi tiếng thế giới về lịch sử làm cầu, được sự thừa nhận rộng rãi là cây cầu vòm đá số một trong và ngoài nước và cũng được ứng dụng rộng rãi trong cầu vòm bê tông cốt thép hiện đại.

Cầu Triệu Châu là cầu vòm đá chỉ có một gầm cầu, bắc qua sông Hào, cầu chính dài 50,82 m, khẩu độ 37,02 m. Nó dùng hình thức "vòm thẳng phẳng", khiến cho độ đốc của cầu tương đối bằng phẳng, tiện lợi cho giao thông trên đường lên xuống cầu.

"Phần vai" ở hai đầu có xây vài "hốc cầu" nhỏ thông suốt cả hai bên, hình thức cầu này là sáng kiến của Lý Xuân, người thiết kế cầu Triệu Châu. Ở Châu Âu mãi đến năm 1883 mới xuất hiện loại cầu kiểu vai thoáng tương tự như vậy. Kiểu vai thoáng có rất nhiều tính ưu việt. Trước hết, nó khiến cho trọng lượng cầu giảm nhẹ 15,3% và cũng giảm bớt mức độ chịu sức nén và độ lún của móng, đồng thời còn tiết kiệm được vật liệu, rút ngắn thời gian thi công. Hai nữa là, kết cấu kiểu vai thoáng có thể để cho nước lũ chảy qua giảm bớt áp lực va đập của nước lũ đối với thân cầu. Đó là những nguyên nhân quan trọng khiến cho hơn một nghìn năm nay cầu Triệu Châu không bị đổ.

Tính chỉnh thể của cầu Triệu Châu cũng rất vững chắc, vòm cầu chính của nó do 28 hàng đá hộc to lớn xếp thành hình vòm cuốn và xây chặt khít vào nhau, tổng cộng tất cả là 1204 viên đá hộc. Để tăng cường sự liên kết giữa các vòm đá, ở đỉnh vòm người ta dùng chín hòn kéo bằng sắt giằng ngang bắt chặt vòm cuốn, giữa các viên đá đều dùng các mộng sắt để liên kết thành một khối vững chắc, đồng thời ở phía mặt bên của cầu, người ta dùng sáu viên "đá móc nối" để bắt chặt, ngăn không cho vòm đá nghiêng ra ngoài, như vậy đã tăng cường mạnh mẽ tính chỉnh thể và tính vững chắc của cầu Triệu Châu.

Trên cơ sở bảo đảm thân cầu vững như bàn thạch, "vòm thẳng phẳng" đã làm cho cầu có vẻ thon dài nhẹ nhõm, khéo léo, kiểu "vai thoáng" khiến cho cảm quan về tính chỉnh thể của cầu như hư như thực, làm tăng rất nhiều tính nghệ thuật của cầu Triệu Châu.

Kỷ lục 37,02 m về khẩu độ một vòm của cầu Triệu Châu đã duy trì hơn 1000 năm, mãi đến giữa thế kỷ thứ XIX mới bị cầu vòm lớn Nôrua của Pháp vượt qua. Còn mấy cây cầu vòm đá nổi tiếng của Châu Âu xây dựng ở thế kỷ XII-XV như cầu vòm Avinông, cầu Villpolihet v.v. đều xây dựng muộn hơn cầu Triệu Châu, nhưng đã bị hư hỏng từ lâu, duy chỉ có cầu Triệu Châu là vẫn đứng sừng sững hiên ngang cho đến ngày nay.

Vì sao các nhà thiên văn phải quan sát nhật thực và nguyệt thực?

Mặt trời là nguồn năng lượng của sự sống trên Trái Đất. Tất cả mọi sự biến đổi phát sinh trên Mặt Trời đều liên quan mật thiết với cuộc sống thường...

Vì sao "siêu âm B" cũng có thể chẩn đoán được bệnh?

Cùng với sự phát triển của y học, những thiết bị chẩn đoán bệnh tiên tiến không ngừng ra đời. Chẩn đoán siêu âm B chính là phương pháp chẩn đoán mới...

Có phải kim loại hiếm đều thực sự "hiếm có" không?

Trong "đại gia đình" kim loại có đến 53 kim loại được gọi là kim loại hiếm. Nhưng liệu có phải các kim loại được gọi là hiếm tất cả đều ít có không?...

Tại sao các phương tiện giao thông có thể đồng thời hoạt động mà không cản trở lẫn nhau?

Chúng ta đều biết rằng, muốn đi qua biển hoặc qua sông mà không có cầu thì phải dùng tàu thuyền, đương nhiên cũng có thể dùng máy bay, còn đi lại ở...

Vì sao sau khi rửa sạch, trứng tươi dễ bị hư hỏng?

Quần áo sau khi giặt sạch, để lâu bao nhiêu cũng không bị hư hỏng. Nhưng trứng gà tươi dù có dính bùn, đất và bị vấy bẩn thì cũng không nên rửa sạch...

Liên Hợp Quốc được thành lập như thế nào?

Trong đại chiến thế giới lẩn thứ hai, một cuộc chiến tranh quy mô lớn nhất trong lịch sử thế giới, 61 nước và khu vực bị cuốn vào cuộc chiến, cướp đi...

Tại sao người máy lại nghe và hiểu được tiếng người?

Khoa học kỹ thuật phát triển đến hôm nay và đã chế tạo ra hàng loạt người máy nói được nghe được. Việc đó không còn là khó khăn nữa.

Vì sao có một số xét nghiệm máu phải lấy mẫu khi đói?

Những người đã xét nghiệm máu đều biết rõ, khi làm một số xét nghiệm máu như đường huyết, mỡ huyết, bệnh nhân không được ăn gì vào buổi sáng để lấy...

Tại sao giải thưởng Nobel trở thành giải thưởng cao quý nhất trên thế giới?

Giải thưởng Nobel đã được đặt ra theo di chúc và với di sản của nhà hóa học người Thụy Điển tên là Nobel. Từ khi giải này được trao đầu năm 1901, bao...