Làm thế nào để phân biệt được rắn cái và rắn đực?

Vào mùa sinh đẻ của rắn, rất nhiều người có thể nhìn thấy rắn cái đang mang thai vào giai đoạn cuối, điều này đương nhiên không phải là chuyện khó, bởi vì cái bụng to tướng của rắn cái đã nói rõ tất cả. Nhưng ngoài mùa sinh đẻ ra, chúng ta làm thế nào để phân biệt được rắn cái và rắn đực nhỉ?

Chỉ nhìn về ngoại hình cho thấy, cho dù là chuyên gia sinh vật học, e rằng cũng sẽ có sự nhầm lẫn. Thông thường, đuôi của rắn đực khá lớn, đồng thời phần sát hậu môn phình to ra, sau đó nhỏ dần; còn đuôi của rắn cái tương đối ngắn, và từ hậu môn xuống phần sau nhỏ thót lại. Sự khác biệt được tạo ra từ bề ngoài này là bởi vì rắn đực ở chỗ gần hậu môn có một đôi cơ quan tiếp xúc, trong giải phẫu học gọi nó là bán dương vật.

Sự tồn tại của bán dương vật đã dẫn đến sự khác biệt rõ ràng ở chỗ hậu môn giữa rắn đực và rắn cái. Cho nên trực tiếp kiểm tra bán dương vật chính là một phương pháp phân biệt giới tính có hiệu quả nhất. Đừng cho rằng phải mổ xẻ rắn ra mới có thể nhìn thấy bán dương vật, thực ra, chỉ cần vận dụng linh hoạt đôi tay của bạn thì có thể làm cho cơ quan sinh dục giống đực này lộ ra. Phương pháp là trước tiên làm cho bụng rắn ngửa lên, sau đó dùng ngón tay cái ấn vào chỗ đằng sau cách hậu môn vài cm, từ đằng sau đẩy lên phía trước, nếu như là giống đực thì chỗ miệng của hậu môn sẽ thòi ra hai bộ phận tiếp xúc như ngạnh lưỡi câu đầy thịt, giống cái thì không có hiện tượng này. Phương pháp này cho dù là đối với ấu thể của rắn thì cũng rất có hiệu quả.

Phân biệt chính xác rắn cái và rắn đực đối với nhiều trại nuôi rắn là một công việc chắc chắn không thể thiếu, bởỉ vì tỉ lệ phối giống giữa rắn cái và rắn đực ở trại nuôi rắn có yêu cầu rất cao, nếu nhất loạt thu nhận vào trại nuôi không kể đến giới tính của rắn thì đến mùa sinh sản có thể sẽ sinh ra rất nhiều phiền toái.

1 + 1 = 1?

Ở toán học sơ cấp, chúng ta đã biết 1 + 1 = 2. Nhưng khi học đến hệ đếm cơ số 2 thì 1 + 1 = 10 mà không phải là 1 +1 = 2, bởi vì trong hệ đếm cơ số 2...

Cá ăn thịt người có sinh sống ở vùng Giang Nam Trung Quốc không?

Loại cá bụng hồng này được gọi là "hổ dưới nước", nó có bộ răng hình tam giác sắc nhọn, sinh sống ở lưu vực sông Amazon - Châu Nam Mĩ.

Vì sao khi khóc to, nước mũi chảy nhiều theo nước mắt?

Khi bị oan uổng hoặc trong lòng cảm thấy hờn tủi, nhịn không được, bạn sẽ khóc to. Từ bé đến lớn, bạn chắc đã khóc to nhiều lần.

Vì sao không nên dùng mắt trực tiếp quan sát nhật thực?

Nhật thực là hiện tượng tự nhiên hiếm thấy, đặc biệt nhật thực toàn phần càng kỳ quan, tráng lệ. Trong một thời gian ngắn, các nhà khoa học đã dùng...

Vì sao người nuôi súc vật cảnh dễ bị bệnh truyền nhiễm?

Cùng với mức sống không ngừng được nâng cao, súc vật cảnh cũng ngày càng quan trọng trong cuộc sống gia đình. Việc nuôi mèo hoặc chó cảnh sẽ tăng thêm...

Thế nào là chất dẻo công trình?

Chất dẻo có nhiều ưu điểm: Đẹp, không bị gỉ, giá thành sản xuất thấp. Chất dẻo có nhiều chủng loại, tạo thành một họ lớn trong vương quốc các vật...

Vì sao trong cây có điện?

Một số hoạt động sống trong cơ thể sinh vật tạo ra điện trường và dòng điện, gọi là điện sinh vật. Ở một số động vật, hiện tượng này rất rõ, ví dụ cá...

Tại sao khỉ hống lại rất thích kêu gào?

Trong rừng rậm nhiệt đới Châu Mĩ, có môt loài khỉ kì lạ gọi là khỉ hống. Chúng có cổ họng lớn siêu cấp trong gia tộc nhà khỉ, một khi chúng phát ra...

"Quê hương" của sao chổi ở đâu?

Các nhà thiên văn hàng năm đều có thể nhìn thấy vài ngôi sao chổi trên bầu trời. Vậy chúng từ đâu đến?