Tại sao có thể dùng hoocmon côn trùng để diệt côn trùng?

Côn trùng giống như một nhà ma thuật, cuộc đời của chúng biến đổi nhiều dạng, từ trứng biến thành ấu trùng, từ ấu trùng biến thành nhộng, từ nhộng biến thành côn trùng, côn trùng lại sản trứng... các giai đoạn phát dục của nó đều do các hoocmon trong cơ thể bài tiết ra khống chế. Hoocmon côn trùng có thể phân thành hai loại là hoocmon nội côn trùng và hoocmon ngoại côn trùng.

Hoocmon nội của côn trùng là một chất trong cơ thể côn trùng tiết ra, có thể thúc đẩy côn trùng sinh trưởng, phát dục, hoặc thúc đẩy côn trùng chín, tăng cường khả năng sinh sôi đời sau. Hoocmon lột xác và hoocmon bảo vệ ấu trùng chính là hai loại hoocmon nội của côn trùng. Tác dụng của hoocmon lột xác là khiến cho côn trùng từ ấu trùng lột xác thành nhộng, nhộng lại lột xác thành côn trùng trưởng thành có khả năng sinh sôi. Tác dụng của hoocmon bảo vệ ấu trùng là duy trì đặc trưng của côn trùng thời kì non, đồng thời cũng có tác dụng ức chế đối với trứng. Côn trùng sinh trưởng đến giai đoạn nào đó tất nhiên sẽ tiết ra hoocmon nào đó, hoặc ngừng sự tiết ra hoocmon nào đó để duy trì sự sinh trưởng và phát dục của côn trùng. Vì vậy, việc tiết hoocmon lột xác và hoocmon bảo vệ ấu trùng sẽ tăng giảm cùng với sự sinh trưởng của côn trùng. Nếu dùng phương pháp nhân tạo cho quá nhiều hoocmon lột xác hay hoocmon bảo vệ ấu trùng vào cơ thể côn trùng (ví dụ phun hoocmon nội vào lá cây trồng, để cho côn trùng gây hại ăn phải), trong cơ thể côn trùng do có quá nhiều hoocmon nội sẽ sinh trưởng không bình thường hoặc côn trùng cứ dừng ở thời kì ấu trùng, hoặc côn trùng lột xác quá sớm, biến thành một loại côn trùng nhỏ, không có khả năng sinh sản, mất khả năng sinh sôi, như vậy có thể đạt được mục đích trừ sâu bọ.

Hoocmon ngoại của côn trùng là gì? Nhiều động vật nhằm mục đích duy trì sự sinh sôi nòi giống đã có các biện pháp tiến hành liên lạc giữa các cá thể. Tình trạng như vậy đối với côn trùng không phải là ngoại lệ.

Trong giới tự nhiên, tại sao côn trùng đực và côn trùng cái nhỏ nhoi có thể tìm thấy nhau để giao phối? Người ta quan sát được: có một số côn trùng lợi dụng phương pháp vật lí để tìm được mối liên hệ, như âm thanh... Con dế đực phát ra tiếng kêu chít chít có thể dụ được con cái trong bán kính 10 m, con kiến có thể phát ra sóng siêu thanh... Có một số côn trùng lợi dụng phương pháp hóa học để đạt được mối liên hệ, tức là côn trùng thải ra một chất có mùi vị để giữ mối liên hệ thông tin giữa con đực và con cái. Ví dụ côn trùng cái sẽ thải ra một chất đặc biệt dụ con đực, trong thời gian giao phối, phần bụng của côn trùng cái có một loại tuyến, có thể tiết ra chất đặc biệt dẫn dụ con đực đến, con đực nhờ sự trợ giúp của cơ quan cảm nhận trên xúc tu để nhận biết chất đặc biệt này, từ đó nhận ra chỗ ở của côn trùng cái. Đây là cách con đực làm thế nào để tìm được con cái giao phối, còn con cái làm cách nào để duy trì mật mã của mối liên hệ. Chúng ta gọi chung các chất hóa học (hoocmon ngoại côn trùng) mà côn trùng sản sinh ra và tiết ra để cơ thể dẫn dụ, kích thích các cá thể dị tính đến tiến hành giao phối là chất thông tin tính côn trùng. Việc nghiên cứu các chất hóa học có mùi, không chỉ hiểu được đặc điểm sinh lí và hành vi của côn trùng, mà còn có thể dùng nó khống chế hoạt động của côn trùng, có lợi cho phòng trừ sâu bệnh.

Hiện nay, đã có thể dùng phương pháp hóa học để tinh luyện hoặc hợp thành chất truyền dẫn tin tức của côn trùng, dụ và tiêu diệt côn trùng dị tính cùng loài, cho vào không khí một lượng lớn chất thông tin này, khiến côn trùng mất phương hướng, phá hoại mối liên hệ thông tin giữa con đực và con cái khiến cho côn trùng đực và côn trùng cái không thể giao phối sinh sôi, đạt được hiệu quả phòng trị côn trùng có hại.

Màu sắc thịnh hành quốc tế đã ra đời như thế nào?

Màu sắc thịnh hành quốc tế là chỉ chung những nhóm màu trong một khoảng thời gian nào đó được đông đảo người tiêu dùng ưa chuộng. Hiện tượng này bắt...

Tại sao sứa có thể cắn người?

Sứa là một loài động vật bậc rất thấp, thường nổi trên mặt biển, dập dềnh theo sóng. Trong cơ thể sứa chứa trên 95% nước. Bởi vậy nhìn nó trong suốt giống như không màu sắc, rất thú vị.

Có phải khi mưa, càng đi nhanh càng ít bị ướt đẫm nước mưa?

Thông thường khi đi trong mưa người ta cố gắng chạy thật nhanh vì cho rằng đi càng nhanh thì càng ít bị ướt đẫm nước mưa. Thực tế có phải như vậy...

Tại sao nụ cây bông lại nở được ít?

Trên cây bông, rất nhiều những quả bông nở, nhưng cuối cùng thật sự có thể nở thành bông lại không nhiều, đại bộ phận đều rơi xuống đất khi chưa chín....

Vì sao không nên đứng lâu ở những ngã tư giao thông tấp nập?

Các ngã tư thành phố xe cộ qua lại nhộn nhịp, người thưa thớt, do đó thường hấp dẫn những người đi bộ dừng lại ở đây, có người còn mang theo cả trẻ...

Tại sao diễn viên xiếc có thể giữ chiếc gậy đứng vững mà không bị rơi?

Nếu thử một chút bạn sẽ nhận thấy giữ ổn định cho cây gậy dài dễ hơn cây gậy ngắn. Tại sao lại như vậy?

Da ở đâu dày nhất cơ thể nhỉ?

Phần da ở lòng bàn tay và lòng bàn chân dày tới 4 mm và đây là vùng da dày nhất trên cơ thể con người. Khu vực này cũng là nơi tập trung tuyến mồ hôi...

Vì sao không nên dùng tăm xỉa răng?

Xỉa răng là thói quen không tốt. Răng của ta vốn sắp hàng ngay ngắn, kẽ hở giữa các chân răng đều được lợi và chân răng điền đầy.

Tại sao trên máy bay phải lắp đèn hiệu?

Ở các ngã tư giao thông, người ta thường đặt đèn xanh đèn đỏ, ai ai cũng nhận thấy rõ ràng. Xe cộ và người đi bộ đều tự giác tuân thủ nguyên tắc "đèn...