Vì sao nói môi trường cũng là nguồn tài nguyên quí báu?

Môi trường tự nhiên bao gồm: nước, không khí, đất đai, rừng xanh, thảo nguyên, động vật hoang dã, v.v... Trong đó dễ bị ô nhiễm nhất là không khí, nước, phong cảnh thiên nhiên. Con người thường cho rằng chúng là những nguồn tài nguyên dùng không hết, luôn luôn không xem chúng là nguồn của cải.

Hiện tượng thiếu nước ngọt đã trở thành nguy cơ toàn thế giới, khiến cho mọi người bắt đầu nhận thức được nước ngọt là nguồn tài nguyên quý báu. Nhưng nói không khí, phong cảnh thiên nhiên cũng là nguồn tài nguyên thì chưa chắc mọi người đã thừa nhận. Nếu không có oxi trong không khí thì than không thể đốt cháy được; nếu không có oxi thì việc luyện thép cũng không thể tiến hành. Cùng với sự xuất hiện nền công nghiệp hiện đại, không khí còn là nguyên liệu dùng để chế tạo khí oxi, nitơ, agon và khí neon. Vì không khí ngày càng bị ô nhiễm nghiêm trọng nên ở các nước phát triển hộp đựng không khí tươi cũng trở thành món hàng tranh nhau mua bán. Không khí đã bắt đầu thâm nhập vào quá trình sản xuất và đời sống của chúng ta, không có không khí tươi mát thì sức khoẻ con người sẽ bị ảnh hưởng. Do đó chúng ta không thể không thừa nhận không khí là một nguồn tài nguyên quý báu.

Phong cảnh thiên nhiên càng là nguồn tài nguyên độc đáo. Ở đó, đất đai, rừng xanh, động thực vật, nước và không khí được tập hợp thành nguồn tài nguyên môi trường thống nhất. Nó không những là nền tảng để phát triển công nghiệp du lịch mà còn đưa lại sự hưởng thụ về tinh thần và tâm lí, duy trì trạng thái cân bằng, cung cấp nguồn nguyên liệu sản xuất và đời sống cho con người. Khi mà con người ngày càng cách xa với thiên nhiên thì tiếng nước chảy róc rách, tiếng sóng vỗ của thuỷ triều và tiếng chim kêu sẽ trở thành hàng hoá để tiêu thụ.

Môi trường là nguồn tài nguyên, vì vậy cần được khai thác hợp lí, tránh lạm dụng và lãng phí. Bảo vệ môi trường chính là sự lợi dụng tốt nhất nguồn tài nguyên chung của con người.

Từ khoá: Nguồn tài nguyên môi trường.

Tại sao phải nghiên cứu chế tạo ra người máy điện nguyên tử?

Thập niên 70 của thế kỉ XX, do liên tiếp xảy ra hai vụ sự cố điện nguyên tử, cho nên khi người ta nói tới cụm từ năng lượng điện nguyên tử thì không...

Câu nói "người khỏe mọc tóc, người yếu mọc móng tay" có cơ sở khoa học không?

Người ta dù khỏe hay yếu thì tóc và móng tay vẫn không ngừng sinh trưởng. Tóc có tuổi thọ trung bình 2-6 năm, lâu nhất có thể đạt 25 năm.

"Đĩa bay" có phải là khách từ hành tinh khác đến không?

Một ngày tháng 6 năm 1947, một người Mỹ đang lái máy bay trên bầu trời. Đột nhiên ông ta phát hiện có mấy vật hình vành khăn tròn lớn đang bay về phía...

Vì sao dấu ấn đỏ không bị nhạt màu?

Có những bức hoạ cổ hoặc do thời gian đã quá lâu, hoặc do bảo quản không tốt, màu sắc tờ giấy có thể thay đổi. Thế nhưng dấu ấn của tác giả đóng trên...

Tàu chở dầu siêu cấp có những ưu điểm và nhược điểm gì?

Nói đến tàu thuỷ, người ta thường kinh ngạc thốt lên trước sự đồ sộ to lớn của con tàu vạn tấn. Tuy nhiên, từ những năm 60 của thế kỷ XX, trên mặt...

Tại sao sứa có thể dự báo bão?

Sứa thuộc loài nhuyễn thể, thâm mềm, thuộc lớp động vật, ngành Ruột khoang, hiện nay trên thế giới đã phát hiện có khoảng hơn 200 loài sứa, loài sứa thường thấy có sứa biển, sứa hải nguyệt...

Tại sao nhiều người thích đắp chăn nhưng thò chân ra ngoài khi ngủ?

Nhiều người thích bật quạt, điều hòa rồi đắp chăn khi ngủ. Thế nhưng đắp chăn kín từ đầu đến chân có thể quá nóng, trong khi bỏ chăn ra lại quá lạnh...

Tại sao vệ tinh có thể nhìn thấy được sự phân bố khoáng sản dưới lòng đất?

Khoáng sản nằm dưới lòng đất là của cải quý báu của Trái Đất. Thăm dò sự phân bố khoáng sản cần phải có phương pháp khoa học, sử dụng các thiết bị...

Thế nào là "Chính sách bong bóng"?

"Chính sách bong bóng” là chính sách quản lí môi trường rất nổi tiếng được người Mỹ đặt ra năm 1979. Chữ “bong bóng” ở đây là chỉ như bong bóng xà...