Sự sinh trưởng và phát dục của thực vật ngoài chịu ảnh hưởng của các điều kiện như nước, phân bón, nhiệt độ, ánh sáng ra còn chịu ảnh hưởng của một chất khác trong cơ thể thực vật, loại chất kì lạ này được các nhà khoa học gọi là “chất kích thích sinh trưởng thực vật”. Tiếc rằng hàm lượng chất này có trong cơ thể thực vật rất ít. Theo phân tích, trong 7 triệu ngọn của mầm non cây ngô chỉ có tổng cộng khoảng 1/1000 g. Đừng thấy nó ít như vậy mà coi nhẹ. Nó có tác dụng kích thích đối với sự sinh trưởng của thực vật, có nó, hoa màu có thể lớn nhanh hơn. Vì vậy các nhà khoa học nghĩ cách dùng phương pháp nhân tạo để chế ra một loại chất kích thích sinh trưởng thực vật. Qua nhiều thí nghiệm cuối cùng đã thấy hàng trăm hợp chất, ví dụ “2,4 D”, “2,4,5 T”, axit naphthylacetic, gibberellin...
Cho dù chủng loại chất kích thích sinh trưởng thực vật nhiều như thế nào thì chúng đều có chung một tính chất, khi nồng độ thấp có thể kích thích sinh trưởng, khi nồng độ trung có tác dụng ức chế sinh trưởng, khi nồng độ cao có thể giết cây. Ví dụ, dùng nồng độ 2,41 x 10-6 tưới vào cây hướng dương có thể khiến cây lớn rất nhanh, nhưng khi nồng độ 1 x 10-3 sau khi phun vào cây, cây lập tức héo biến màu vàng và chết.
Khi nồng độ hai chất 2,4 D, 2,4,5 T thấp đi vào thân thực vật, nó can thiệp vào chức năng trao đổi chất của thực vật, làm loạn quá trình chuyển hóa sinh lí bình thường của thực vật, dẫn đến tích lũy chất có hại. Lúc này thực vật và các chất có hại xảy ra tranh đấu kịch liệt, cuối cùng phân giải chúng đào tiết ra ngoài. Thực vật khi tiến hành bảo vệ bản năng này sẽ thúc đẩy nhanh sự trao đổi chất của bản thân, dẫn đến sinh trưởng phát dục nhanh hơn.
Nhưng khi nồng đồ liều lượng hai loại thuốc này cao trên 1 x 10-4, nó sẽ mất đi tác dụng kích thích sinh trưởng nói ở trên, gây rối mạnh mẽ đến quá trình chuyển hoá sinh lí của thực vật. Trong tình hình như vậy, thực vật vì phải tranh đấu một cách bản năng với chất có hại nhưng tiêu hao quá nhiều chất dinh dưỡng của cơ thể, làm giảm mạnh cường độ trao đổi chất, gây nên mất cân bằng sinh lý, sinh trưởng phát dục bị ức chế. Khi liều lượng cao, sự trao đổi chất bị phá hoại mạnh hơn nữa, dẫn đến thực vật sẽ bị chết.
Tác dụng kích thích, ức chế và cả giết chết đối với thực vật của thuốc “2,4 D” và “2,4,5 T” với hình thái thực vật khác nhau lại phản ứng khác nhau, như phản ứng của cây hai lá mầm nhạy nhất, còn phản ứng của cây lá đơn thì nhẹ. Vì vậy, hai loại chất kích thích này không nguy hại lắm đối với cây lá đơn, người nông dân có kinh nghiệm lợi dụng sự khác biệt tế nhị này, dùng thuốc “2,4 D” và “2,4,5 T” ở nồng độ cao trong ruộng cây lá đơn sẽ giết chết cỏ tạp hai lá mầm.
Thực tiễn chứng minh, những ứng dụng của chất kích thích sinh trưởng thực vật trong sản xuất nông nghiệp đang ngày càng thể hiện “tài cán” của nó, do dùng lượng ít, biện pháp giản đơn, có thể chế tạo lượng lớn, vì vậy nó đã trở thành một trong những biện pháp quan trọng để nâng cao sản lượng lương thực.