Vì sao nhiều người thích dùng ấm trà "Tử Sa" để pha trà?

Ấm trà Tử Sa là loại sản phẩm công nghệ truyền thống đặc thù của Trung Quốc. Huyện Nghi Hưng, tỉnh Giang Tô được xem là "Kinh đô" đồ gốm của Trung Quốc. Đồ gốm Tử Sa Nghi Hưng mịn màng, bóng láng, màu sắc thanh nhã, nhẹ nhàng, chạm trổ tinh tế nên được nhiều người ưa thích. Ấm Tử Sa lại là sản phẩm quý giá của đồ gốm Tử Sa. Ấm có cách tạo hình độc đáo, chế tác tinh xảo, có giá trị công nghệ rất cao, xưa nay luôn được mọi người tán thưởng. Nhiều người thích dùng ấm Tử Sa để pha trà. Ngoài yếu tố vẻ đẹp, ấm Tử Sa còn có nhiều công năng kỳ diệu khác.

Cả trong và ngoài ấm Tử Sa đều không tráng men làm cho ấm Tử Sa vẫn giữ được các lỗ nhỏ có thể để lọt khí mà không thấm nước. Đó là điểm đặc biệt của ấm Tử Sa so với các đồ gốm khác. Chính nhờ có các lỗ chứa bóng khí nhỏ nên bề mặt có sức hấp phụ mạnh. Nhờ đó khi các loại tinh dầu có mùi thơm trong lá trà bị bay hơi khi gặp nhiệt độ cao sẽ thu gom lại và có tính sát khuẩn. Ngoài ra do ấm Tử Sa có nhiều lỗ nhỏ, có thể hấp phụ dịch chiết chè và "nhiễm chè", hương vị đậm đà, nên trong ấm luôn có dư vị chè. Người ta còn tìm thấy, chè pha trong ấm, cốc gốm thường chỉ sau hai ngày là mất mùi còn chè pha trong ấm Tử Sa thì sau năm ngày vẫn còn mùi thơm.

Vào thời Tống Nguyên người ta rất ưa chuộng ấm Tử Sa, nó được những người nghiện trà mua sắm sẵn. Ngày nay ấm Tử Sa càng nổi danh thiên hạ, cho dù là hàng công nghệ hay dụng cụ uống trà đều có địa vị cao dù là ở Nhật Bản, Châu Âu, Nam Á, Châu Mỹ, hay các nước khác nhau.

Vì sao vòng năm của cây có thể phản ánh lịch sử ô nhiễm môi trường?

Trên mặt cắt ngang của thân cây có thể nhìn thấy nhiều vòng tròn đồng tâm có màu sắc đậm nhạt khác nhau, đó chính là vòng năm của cây. Nó không những...

Thế nào là bài toán vẽ liền một nét?

Nếu có một mê cung như ở hình vẽ, Aơ1 là điểm vào, còn bên trong là đường đóng kín. Bạn xét xem có thể xuất phát từ điểm A1 không đi lặp lại và đi đến...

Vì sao ruồi bay có tiếng, nhưng bướm lại không?

Khi ruồi muỗi lượn quanh, từ xa, bạn đã nghe thấy tiếng “động cơ” vo vo của chúng. Nhưng bướm thì dù có ghé sát tai vào bạn cũng không thể nghe được gì cả. Phải chăng ruồi muỗi có cơ quan "phát thanh" đặc biệt?

Vì sao phải nghiên cứu chuỗi thức ăn?

Bạn đã nghe câu nói: “Cá lớn ăn cá bé, cá bé ăn tép” chưa? Thực ra câu nói này bao hàm một chuỗi thức ăn đơn giản: tép → cá bé → cá lớn (sinh vật sau...

Vì sao dùng toán học có thể phán đoán tác giả của tác phẩm "Hồng Lâu Mộng"?

“Hồng Lâu Mộng” là một tác phẩm văn học cổ điển nổi tiếng của Trung Quốc. Theo nhiều nhà Hồng học (chỉ các tác giả chuyên nghiên cứu tác phẩm “Hồng...

Mẹ của cừu "Đô-li" là ai?

Cừu "Đô-li" có tiếng tăm lẫy lừng là sản phẩm của kĩ thuật nhân bản. Sự khác biệt lớn nhất giữa con vật nổi tiếng trong giới khoa học kĩ thuật này với cừu bình thường chính là nó không có cha, nhưng lại có 3 mẹ.

Tại sao cây đa có thể một mình tạo thành rừng?

Cây đa là một loại cây cao to, xanh quanh năm, chịu được nhiệt độ cao, mưa to, độ ẩm không khí lớn, nó sống chủ yếu ở vùng nhiệt đới và á nhiệt đới,...

Mạng gia đình là gì?

Mạng gia đình là mạng máy tính lắp đặt trong gia đình. Ta liên kết mấy máy tính trong nhà lại cũng gọi là một mạng gia đình.

Vì sao rượu giả có thể làm chết người?

Trong nhiều năm gần đây, báo chí đã từng nêu lên sự kiện nhiều kẻ làm ăn bất chính đã làm rượu giả để kiếm lời. Người uống phải rượu giả dễ bị ngộ...