Hang động được hình thành như thế nào?

Ai đã từng một lần đi thăm những hang động như ở Vịnh Hạ Long hay Phong Nha-Kẻ Bảng đều không thể quên được những cột đá, măng đá, nhũ đá muôn hình vạn trạng, không thể quên được những con đường ngoằn nghèo, uốn khúc, thâm u và nhiều huyền bí. Vậy những hang động đẹp như mơ này được hình thành như thế nào?

Trước đây người ta cho rằng, những hang động này là kết quả của quá trình xâm thực và lắng xuống của nước. Cấu tạo hang động phần lớn là đá vôi, rất chắc chắn, nhưng vì bị ngâm lâu ngày trong nước nên đã hòa tan một phần các chất chứa trong đá này. Đặc biệt là khi trong nước chứa thành phần cacbonic (mưa axit), quá trình hòa tan trên bề mặt đá sẽ diễn ra nhanh hơn. Cứ thế, hết năm này qua năm khác, tầng đá vôi kiên cố đó bị bào mòn thành động. Và rồi, khi canxi cacbonnat hòa tan trong nước tiếp tục chảy vào động, do sự thay đổi về áp suất và nhiệt độ, cacbonic bị tách ra khỏi nước, khả năng hòa tan canxi giảm xuống, canxi lắng xuống theo dòng chảy. Cứ thế, lâu dần, tạo thành cột đá, măng đá, nhũ đá với nhiều hình dạng vô cùng kì thú.

Quan điểm truyền thống này gần đây đã bị các nhà khoa học Trung Quốc xem xét lại. Qua 5 năm quan sát, nghiên cứu về hang động, các nhà khoa học Trung Quốc phát hiện ra rằng, sự hình thành của hang động liên quan mật thiết tới sinh vật tảo, từ đó đưa ra một lý luận mới về sự hình thành hanh động - học thuyết kiến tạo sinh vật.

Học thuyết kiến tạo sinh vật cho rằng, tảo là sinh vật xuất hiện sớm nhất trên Trái Đất, là thực vật bậc thấp còn phân bố rộng rãi cho đến tận ngày nay. Tảo là sinh vật tự dưỡng và có đặc điểm quang hợp. Quá trình sinh trưởng của tảo sẽ tiết ra cacbonnat canxi, thu thập, kết dính những hạt canxi li ti. Đồng thời, do sống thành quần thể, rất nhiều loài tảo hết đời này sang đời khác sống chung với nhau, hình thành rất nhiều san hô. Hình dạng nhũ đá trong động phát triển là dựa theo độ tiếp sáng của đá, điều này lại hoàn toàn trùng khớp với đặc điểm sống của tảo. Cấu tạo bên trong của nhũ đá, măng đá cũng là những vòng tròn giống như vân gỗ ở thân cây. Ngoài ra, ở một số hang động đá vôi, người ta còn tìm thấy kết cấu hóa thạch giống như của một số loài sinh vật tảo cổ đại; và ở bề mặt một số các hang động vẫn thấy rất nhiều sinh vật tảo.

Tóm lại, theo học thuyết kiến tạo sinh vật, tuy sự hình thành các hang động đá vôi có liên quan tới nước, nhưng sự hình thành của nhũ đá, măng đá, cột đá vô cùng sống động trong hang thì lại liên quan chủ yếu tới sinh vật tảo trong quá trình kiến tạo địa chất hàng triệu năm, tiếp đó dưới tác dụng hóa thạch, các hang động mới có được diện mạo kỳ thú như ngày nay.

Vì sao bóng người có lúc dài có lúc ngắn?

Vào buổi tối khi bạn lùi xa ngọn đèn, nếu chú ý, bạn sẽ quan sát một hiện tượng lí thú là độ dài bóng của chính bạn có thay đổi. Khi đứng dưới ánh Mặt...

Âm thanh trong phích nước từ đâu ra?

Ghé sát tai vào phích nước rỗng, bạn sẽ thấy âm thanh o o như tiếng gió lùa. Phích kín như vậy thì gió ở đâu ra nhỉ.

Vì sao gió trên mặt nước mạnh hơn trên đất liền?

Đêm mùa hè oi bức, người ta thường thích hóng mát trên bờ sông, bờ hồ hoặc trên cầu. Đó là vì ở chỗ đó không những nhiệt độ không khí thấp hơn mà gió...

Làm thế nào để giữ hoa cắm trong bình tươi lâu?

Một cành hoa tươi, thông thường cắm không được mấy ngày, cành hoa liền rủ đầu, màu sắc cũng không còn tươi đẹp. Đó là nguyên nhân gì? Nếu bạn lấy cành...

Chim ngủ bằng cách nào?

Loài chim ngủ bằng cách nào? Tư thế ngủ ra sao? Ngủ ở đâu? Mỗi ngày ngủ bao nhiêu lâu? Đây đều là những vấn đề mà mọi người muốn biết.

Vì sao chim ngủ trên cành cây không bị ngã?

Loài chim có thể đứng im trên cây, vẫn ngủ ngon lành mà chẳng hề lộn cổ rơi xuống đất. Đó là do cấu tạo ngón chân của  loài chim rất thích hợp để nắm chặt các cành cứng.

Tại sao cửa kính trước xe ô tô lại lắp nghiêng?

Tốc độ phát triển của ô tô hiện đại thật phi thường, cho dù hình dáng bên ngoài hay kết cấu bên trong, thậm chí vật liệu, nhiên liệu và công năng của...

Có phải nam thông minh hơn nữ?

Chuyện này quả là khó nói. Về tổng thể, trí thông minh của nam và nữ tương đương nhau, tuy nhiên, mang các sắc thái khác nhau.

Vì sao cần thêm lysin vào bánh mì?

Có một số khu vực, ở các trường tiểu học, người ta thêm lysin vào bánh mì cho bữa ăn trưa của học sinh. Sau một năm, so với các học sinh không ăn bánh...