Trên thế giới thực sự có cây ăn thịt người không?

Trong giới tự nhiên, có động vật ăn thịt người. Vậy trên thế giới có cây ăn thịt người không? Các nhà khoa học trả lời: ít nhất là cho đến nay chưa có loại thực vật ăn thịt người. Hiển nhiên, câu trả lời này đại bộ phận mọi người đều tin, nhưng cũng có một số người chưa hài lòng bởi vì họ đã được đọc trên báo về cây ăn thịt người.

Thực ra cây ăn thịt người không tồn tại. Song trong giới thực vật, có thực vật ăn được côn trùng. Thực vật “ăn tạp” này chủ yếu là ăn một số côn trùng rất nhỏ. Qua điều tra trên thế giới thực vật ăn tạp thường gặp có hơn 500 loài. Ở Trung Quốc có hơn 30 loài.

Tất nhiên, trong giới tự nhiên, một số thực vật nhằm mục đích tránh sự xâm hại của con người và động vật đã có các tuyệt kĩ phòng thân đa dạng. Ở Rômania có một loài cỏ lưu li, lá của nó toát ra khí, sau khi chuột hít phải, bắt đầu có trạng thái bất thường, chạy nhảy tứ tung, rồi không lâu sau thở hắt ra và chết. Chất khí này có chứa một loạt chất kiềm sinh vật tác động đến hệ thống thần kinh. Vì vậy, con người dùng một số thành phần có ích của cây này làm thuốc diệt chuột. Lá của loài đậu hoang mọc rất nhiều “lông tóc”, khi côn trùng dẫm lên “lãnh thổ” của chúng, đầu lông tóc sẽ gãy tiết ra chất dính dính chặt chân tay côn trùng lại, làm chúng bất di bất dịch, chết đói. Ở đảo Hải Nam Trung Quốc, có một loại cây gọi là cây hoả ma, cỏ bò cạp, đều là thực vật họ có gai, trên lá của thực vật này có lông gai, khi con người đụng vào đầu lông sẽ bị gãy, đầu gãy đó đâm vào da thịt, lúc này dịch độc trong ống sẽ chảy ra. Do trong dịch độc có chứa những chất axit như chất lên men đặc biệt, axit fomic, axit axêtic, axit putiric, và chất có tính axit chứa nitơ, da thịt người và động vật sau khi bị gai đâm sẽ phù đỏ, tê tê khó chịu.

Trong các khu rừng nguyên thủy của lưu vực sông Amazon ở Nam Mỹ thường có một số loài thực vật chưa có tên, chúng tỏa ra mùi thơm, trên thực tế trong mùi hương này có rất nhiều độc tố, thậm chí có thể làm con người hôn mê, mà trong khu rừng nhiệt đới lại có hàng ngàn những con kiến độc và nhện độc nhiều màu sắc, những côn trùng đáng ghét này nhân cơ hội người mê man chen chúc nhau bò lên, ăn hết sạch người đã bị trúng độc chết, những người không may như vậy thường là những nhà thám hiểm. Từ đó có thể thấy, hơi độc của thực vật làm cho con người hôn mê, sau đó là do loài kiến, nhện độc ăn thịt. Vậy đưa con người đến chỗ chết vốn không phải là do thực vật mà là côn trùng có độc. Thế nhưng thực vật trợ giúp côn trùng có độc “ăn thịt người” là có thật, người không hiểu điều này dễ hiểu lầm thành thực vật ăn thịt người.

Vì sao kính thuỷ tinh chống đạn lại chống được đạn?

Theo như tên gọi, thủy tinh chống đạn là loại kính thuỷ tinh có khả năng chống đạn xuyên. Vì sao thuỷ tinh chống đạn lại có khả năng chống đạn xuyên...

Kim loại đen có phải thực sự có màu đen không?

Kim loại là một gia đình lớn. Trong thiên nhiên có đến 86 nguyên tố kim loại.

Tại sao chim công biết xoè đuôi?

Tất cả những người từng đến vướn bách thú dạo chơi đều sẽ bị thu hút bởi bộ lông rực rỡ của chim công đực, đặc biệt là khi công đang xoè đuôi.

Con người có thể đi được trên mặt nước không?

Trong tiểu thuyết võ hiệp thường xuất hiện những nhân vật được miêu tả có võ công điêu luyện như phi thân chạy trên mặt nước mà không bị chìm.

Tại sao bạc hà đặc biệt mát lạnh?

Vào mùa hè nóng nực, ngắt một chiếc lá bạc hà, nhai nhai sẽ có một luồng hương thơm mát; nếu hái mấy lá rồi ngâm trong nước sôi, đợi sau khi nguội...

Tại sao gia đình người máy lại có hình thù khác nhau?

Truyền hình số là gì?

Truyền hình số là một phương thức phát truyền hình mới mẻ. Đồng thời với chương trình truyền hình mà đài truyền hình phát ra bình thường, nó áp dụng...

Vì sao máy bay vũ trụ cần làm lớp vỏ chịu nhiệt độ cao?

Hàng không vũ trụ là gì? Những chuyến bay của máy bay trực thăng, máy bay chở khách trong bầu khí quyển gọi là chuyến bay hàng không. Còn những chuyến...

Tại sao thuốc diệt cỏ lại phân biệt được cỏ tạp?

Cỏ tạp là đại nạn trong sản xuất nông nghiệp. Theo thống kê, trong ngành sản xuất lương thực toàn thế giới, do hoa màu và cỏ tạp tranh nhau phân bón,...