Vì sao Hải vương tinh có lúc cách xa Mặt trời hơn Diêm vương tinh?

Bất cứ cuốn sách thiên văn nào đều cho ta biết: Diêm Vương Tinh có cự ly bình quân đến Mặt Trời là 39,44 đơn vị thiên văn, tức vào khoảng 5,9 tỉ km. Còn Hải Vương Tinh có khoảng cách bình quân đến Mặt Trời là 30,058 đơn vị thiên văn, ước khoảng 4,497 tỉ km. Vậy vì sao Hải Vương Tinh có lúc lại cách xa Mặt Trời hơn Diêm Vương Tinh?

Vấn đề là ở chỗ tâm sai của quỹ đạo hai hành tinh này rất khác nhau.

Quỹ đạo Hải Vương Tinh quay quanh Mặt Trời cơ bản là hình tròn, tỉ suất tâm sai rất nhỏ, chỉ có 0,009, sai số cự ly gần nhất và cự ly xa nhất của nó đối với Mặt Trời không lớn. Lúc Hải Vương Tinh cách xa Mặt Trời nhất là 30,316 đơn vị thiên văn, ước khoảng 4,537 tỉ km; lúc gần Mặt Trời nhất là 29,800 đơn vị thiên văn, ước khoảng 4,456 tỉ km.

Quỹ đạo quay quanh Mặt Trời của Diêm Vương Tinh là hình Elip dẹt, tỉ suất tâm sai rất lớn, đạt khoảng 0,256. Cự ly của nó đối với Mặt Trời có sự biến đổi rất lớn. Khoảng cách lúc xa nhất là 49,19 đơn vị thiên văn, ước khoảng 7,375 tỉ km; cự ly lúc gần nhất là 29,58 đơn vị thiên văn, ước khoảng 4,425 tỉ km.

So sánh ta có thể thấy phần lớn các trường hợp Diêm Vương Tinh cách xa Mặt Trời hơn Hải Vương Tinh rất nhiều, chỉ khi Diêm Vương Tinh quay đến điểm gần nhất Mặt Trời của quỹ đạo mới có khoảng thời gian gần Mặt Trời hơn Hải Vương Tinh.

Diêm Vương Tinh quay quanh Mặt Trời một vòng mất 90465 ngày, ước khoảng 247,7 năm, thời điểm nó gần Mặt Trời nhất đến điểm xa nhất gần đây là vào ngày 12 tháng 9 năm 1989. Trước và sau thời điểm đó 10 ngày, tức là từ ngày 21 tháng 1 năm 1979 đến ngày 14 tháng 3 năm 1999 cự ly của nó cách xa Mặt Trời ngắn hơn đối với Hải Vương Tinh, lúc đó danh hiệu hành tinh xa Mặt Trời nhất tạm thời chuyển sang cho Hải Vương Tinh.

Vì sao trên đường ray xe lửa cứ cách một đoạn lại phải để một khoảng trống nhỏ?

Những người hay đi xe lửa đều biết rằng, cứ một khoảng thời gian ngắn lại nghe thấy âm thanh "lịch kịch" trên suốt chuyến đi. Khi quan sát kỹ trên đường ray, bạn sẽ phát hiện ra rằng cứ cách 10 m, ở giữa hai thanh ray lại có một khoảng cách nhỏ.

Giao thông đường ray nhẹ và xe điện chạy trên đường ray kiểu cũ có gì khác nhau?

Giao thông đường ray nhẹ là cách gọi đơn giản loại xe điện chạy trên đường ray cỡ nhỏ và nhẹ hơn đường xe lửa thông thường. Nó chưa có một định nghĩa...

Tại sao có một số thực vật thân gỗ có thể tạo ra đường?

Nói đến đường, mọi người đều biết là được lấy từ mía và rau ngọt, trên thực tế thực vật khác có chứa lượng đường lớn cũng có thể tạo đường, trong đó...

Vì sao đoạn đường sắt cong không an toàn nhưng đoạn đường nhựa cong lại an toàn?

Đường cao tốc rộng lớn, phẳng phiu, có đủ những điều kiện tốt cho xe chạy, tuy nhiên, khi chạy trên đường cao tốc quá thẳng tắp, quá bằng phẳng, âm...

Mặt người trên sao Hoả: Vì sao mắt ta nhìn gà hoá cuốc?

Khả năng thu nhận các tín hiệu thị giác và lấp đẩy chúng vào những khoảng trống đã cho phép loài người xử lý thông tin nhanh chóng. Song điều này đôi...

Vì sao lỗ rò dễ gây vỡ đê?

Năm 1998 vùng Trường Giang, Nộn Giang và sông Tùng Hoa Trung Quốc gặp trận lụt to hiếm thấy, trong đó những lỗ rò ở các thân đê đặc biệt nghiêm trọng,...

Vì sao ban ngày gió thường to hơn ban đêm?

Ta đều có kinh nghiệm sau: trong một ngày, gió ban ngày thường mạnh hơn gió ban đêm. Đó là vì sao? Đó là vì ban ngày được ánh nắng Mặt Trời chiếu rọi,...

Tại sao khi tàu bè hạ thuỷ phải làm lễ đập chai rượu?

Khi có một chiếc tàu mới, người ta thường cử hành một nghi thức hạ thuỷ long trọng: người chủ trì giơ cao một chai rượu sâm banh, cổ chai được buộc...

Tại sao hệ thống điều hành taxi có thể nhanh chóng hoàn thành nhiệm vụ điều động xe?

Những thành phố lớn đô hội thì xe taxi chạy như mắc cửi. Để nâng cao hiệu quả kinh doanh xe taxi, trung tâm điều độ xe taxi đã phải liên tục sử dụng...