Vì sao băng ở Nam Cực nhiều hơn Bắc Cực?

Nam Cực và Bắc Cực là những vùng lạnh nhất trên Trái Đất. Ở đó quanh năm gió lạnh thổi ù ù, đầy trời băng tuyết, là một thế giới màu trắng bạc. Nhưng so sánh hai vùng này, khí hậu Nam Cực lạnh hơn Bắc Cực, quanh năm sông băng cũng nhiều hơn. Ở Nam Cực, bình quân nhiệt độ hằng năm -56°C, hơn nữa nhiệt độ thấp nhất có thể đạt đến -88,3°C, tháng 7 lạnh nhất nhiệt độ bình quân -70°C đến -20°C, tháng giêng ấm nhất nhiệt độ bình quân dưới 0°C là vùng lục địa lạnh nhất trên thế giới. Còn ở Bắc Cực là vùng biển, tháng giêng lạnh nhất nhiệt độ bình quân -40°C đến -20°C, tháng 7 - 8 là mùa ấm nhất, nhiệt độ bình quân dưới 8°C. Thời tiết ở miền Trung Bắc Băng Dương ấm hơn xung quanh. Khu vực lạnh nhất ở Xibêri của nước Nga nhiệt độ thấp nhất là - 68°C.

Theo khảo sát, độ dày bình quân của lớp băng ở Nam Cực là 1700 m, chỗ dày nhất vượt quá 4000 m, tổng thể tích sông băng khoảng 28 triệu m3, được gọi là thế giới băng tuyết, còn ở Bắc Cực diện tích sông băng ít hơn Nam Cực rất nhiều, nói chung độ dày chỉ từ 2 - 4 m, tổng thể tích sông băng chưa đến 1/10 so với Nam Cực.

Nam Cực và Bắc Cực đều ở hai cực Trái Đất, vĩ độ thấp như nhau, thời gian Mặt Trời chiếu sáng rất ngắn và góc độ giống nhau. Vậy vì sao băng ở Nam Cực lại nhiều hơn so với Bắc Cực?

Đó là vì ở Nam Cực có một vùng lục địa rất lớn, được gọi là lục địa thứ 7 của thế giới, diện tích khoảng 14 triệu km2. Lục địa khả năng chứa nhiệt không lớn, nhiệt lượng mùa hè thu được bị bức xạ rất nhanh, cho nên băng nhiều. Sông băng ở vùng lục địa từ trên cao đổ ra bốn phía, ở vùng giáp biển gãy thành nhiều mảng băng lớn trôi nổi trên mặt biển chung quanh lục địa, hình thành những tảng băng và núi băng rất lớn. Khu vực Bắc Cực, Bắc Băng Dương chiếm diện tích rất lớn, khoảng 13,1 triệu km2, nhiệt dung của nước lớn, nó có thể hấp thụ một lượng nhiệt rất nhiều, sau đó nhả nhiệt ra dần, cho nên băng ở Bắc Cực rất ít, hơn nữa phần lớn băng đều tích luỹ trên đảo Grơnlen (Đan Mạch). Có người đã tính toán rằng tổng diện tích băng phủ trên mặt đất gần 16 triệu km2, ở Nam Cực chiếm trên 4/5. Nếu toàn bộ băng Nam Cực tan ra thì mực nước biển trên thế giới sẽ dâng cao khoảng 70 m. Tất cả băng đều là nước ngọt, cho dù nước biển mặn như thế, nhưng một khi kết thành băng cũng sẽ biến thành nước ngọt. Băng ở Nam Cực rất nhiều, nên nước ngọt cũng nhiều. Theo tính toán tổng lượng nước ngọt chứa ở Nam Cực tương đương với 200 lần toàn bộ nước ngọt trên sông hồ của tất cả các châu cộng lại. Ngày nay có một số nước trên thế giới thiếu nguồn nước ngọt như ảrập Xêut, Mỹ, Chilê… cho nên các nhà khoa học đang nghiên cứu tìm những biện pháp vận tải hiện đại để chở băng từ Nam Cực về nhằm giải quyết nạn thiếu nước và hạn hán của nước đó.

Vì sao gió tây bắc đặc biệt lạnh?

Dân cư vùng Đông Nam Trung Quốc mỗi lần mùa xuân hoặc mùa thu đến, gặp gió tây bắc thổi về đều cảm thấy giá buốt. Đó là vì sao?

Vì sao miền Đông Nam Trung Quốc mùa hè nhiều gió đông nam, mùa đông nhiều gió tây bắc?

Phần lớn miền duyên hải Trung Quốc mùa hè nhiều gió đông nam, mùa đông nhiều gió đông bắc. Hướng gió thay đổi theo mùa gọi là gió mùa.

Điều gì giúp các loài cá chịu được áp lực dưới đáy biển sâu?

Vùng âm là lớp trên cùng của đại dương, nhận đủ ánh sáng mặt trời cho việc hỗ trợ đời sống thực vật thủy sinh. Nhưng hầu hết các sinh vật biển sâu sống dưới mặt nước hàng nghìn mét, cách xa vùng âm đó.

Tại sao phải nghiên cứu chế tạo máy bay sải cánh về phía trước?

Các máy bay nói chung đều sải cánh ra phía sau, vậy thì có loại máy bay nào sải cánh về phía trước không? Tháng 9/1997, sân bay Giucôpski ở ngoại ô...

Người máy tương lai có vượt qua con người không?

Trong phim ảnh và tiểu thuyết khoa học giả tưởng, chúng ta có thể đã thấy các tình tiết và tình huống "chiến tranh" giữa con người và người máy. Và...

Vì sao laze là khí cụ đo mây cao cấp tiên tiến?

Mây là căn cứ quan trọng để dự báo thời tiết, cũng là thông số mà an toàn hàng không cần phải biết.

Tại sao cây sau khi bóc hết lớp vỏ vẫn có thể tái sinh?

Cây sợ nhất bóc vỏ, sau khi bóc vỏ, đã ngắt đứt các đường ống dẫn (bộ ống dây) vận chuyển chất hữu cơ xuống dưới do lá tạo thành trong quá trình quang...

Vì sao có thể phá sương mù bằng phương pháp nhân tạo?

Sương mù là do những giọt nước hoặc tinh thể băng trôi nổi trong không khí mà thành. Khi có mù sẽ cản trở tầm nhìn, do đó những vật xa nhìn không rõ,...

Voi biển và voi (rừng) có phải là họ hàng với nhau không?

Voi là động vật mà mọi người đều rất quen thuộc, trong khu rừng nhiệt đới rậm rạp, hay là trong vườn bách thú đều có thể nhìn thấy bóng dáng của...