Thế nào là dự án vệ tinh Ir?

Hệ thống vệ tinh Ir là hệ thống thông tin di động toàn cầu của Công ty Motorola Mỹ thiết kế. Phần trên không của nó là các vệ tinh bay trên bảy quỹ đạo, trên mỗi quỹ đạo phân bố đồng đều 11 vệ tinh tổ chức thành một mạng lưới vệ tinh hoàn chỉnh. Chúng giống như 77 điện tử bay quanh hạt nhân nguyên tử Ir, do đó có tên gọi là vệ tinh Ir. Về sau quá trình tính toán thấy sáu quỹ đạo là đủ, do đó tổng số vệ tinh giảm xuống còn 66 cái, nhưng do thói quen vẫn gọi là mạng lưới vệ tinh Ir.

Mạng lưới vệ tinh Ir bay trên các quỹ đạo có độ cao 780 km qua hai cực Nam Bắc. Mỗi quỹ đạo ngoài phân bố 11 vệ tinh ra còn có một đến hai vệ tinh dự phòng. Những vệ tinh này có thể phủ sóng toàn cầu, người tiêu dùng dùng máy điện thoại cầm tay có thể trực tiếp liên lạc với vệ tinh, không cần loại anten đường kính lớn cũng có thể liên lạc trong phạm vi toàn cầu được.

Tên lửa "Delta loại II" của Mỹ và tên lửa "Proton loại K" của Nga và tên lửa "Trường chinh số 2B loại cải tiến" của Trung Quốc là những tên lửa đảm nhiệm nhiệm vụ phóng các vệ tinh này. Tháng 5 năm 1998 toàn bộ việc phân bố các vệ tinh hoàn thành, ngày 1 tháng 11 chính thức khai thông nghiệp vụ thông tin toàn cầu. Hệ thống vệ tinh Ir là hệ thống vệ tinh thông tin đời thứ nhất do Mỹ đề xuất năm 1987. Khối lượng mỗi vệ tinh là 670 kg, công suất 1.200 W, dùng kết cấu ổn định ba trục, mỗi vệ tinh có 34.800 kênh, tuổi thọ 5 - 8 năm. Đặc điểm lớn nhất của hệ thống vệ tinh Ir là thông qua sự tiếp sức giữa các vệ tinh để thực hiện thông tin toàn cầu, tương đương với đưa hệ thống điện thoại di động tổ ong mặt đất lên trên không.

Sau khi xây dựng xong hệ thống vệ tinh Ir có thể khiến cho bất cứ một góc nào trên mặt đất đều được phủ sóng, cho dù ở Thượng Hải, trên mặt đất hoặc trên không, người dùng máy bất cứ lúc nào cũng có thể nói chuyện bằng máy điện thoại cầm tay. So với hệ thống thông tin vệ tinh quỹ đạo địa tĩnh sử dụng trước kia thì nó có ưu thế lớn: một là quỹ đạo thấp, truyền tốc độ nhanh, thông tin tổn hao ít, chất lượng thông tin được nâng cao; hai là hệ thống vệ tinh Ir không cần các trạm tiếp nhận mặt đất chuyên dùng. Mỗi máy điện thoại di động đều có thể trực tiếp liên lạc với vệ tinh, điều đó giúp những khu vực xa xôi, thông tin lạc hậu và những vùng bị thiên tai đều được liên lạc không gặp trở ngại gì. Cho nên nói hệ thống vệ tinh Ir đã mở đầu thời đại thông tin mới cá nhân bằng vệ tinh.

Mãnh thú khi nhìn thấy con mồi trên màn ảnh có thể phân biệt được thật, giả không?

Để giải đáp câu hỏi này, một nhà động vật học người Đức đã làm một thí nghiệm sinh động.

Vì sao sáng sớm mùa thu và mùa đông thường có sương mù?

Không khí chứa hơi nước có giới hạn nhất định, đạt đến giới hạn lớn nhất gọi là hơi nước bão hòa. Nhiệt độ không khí càng cao, khả năng chứa hơi nước...

Vì sao trước tiên nhìn thấy chớp, sau đó mới nghe tiếng sấm?

Về mùa hè thường có chớp và sấm (sét). Khi điện trường giữa các điện tích dương và các điện tích âm trong đám mây mưa chênh nhau đến mức độ nhất định...

Cái gì mới là nhân tố thực sự quyết định sự được thua của cuộc thi kéo co?

Thi kéo co là thi cái gì? Rất nhiều người sẽ nói: tất nhiên là thi xem sức lực của đội nào lớn hơn đấy thôi! Trên thực tế, vấn đề không đơn giản như vậy.

Thế nào là sao hồng ngoại?

Bao nhiêu thế kỷ nay người ta đã quen dùng mắt thường hoặc thông qua kính viễn vọng để quan sát các sao.

Có bao nhiêu loại sơn?

Sơn là loại vật liệu vừa để bảo vệ vừa trang trí. Các vật liệu truyền thống nói chung đều là những chất ở thể lỏng đặc quánh, sau khi sơn, để khô, sẽ...

Vì sao cồn tinh khiết không diệt được vi khuẩn?

Dùng cồn để diệt vi khuẩn là một kiến thức thông thường ai cũng biết. Nhưng có điều lạ là trong y dược người ta chỉ dùng cồn 75% mà không dùng cồn...

Thế nào là điện thoại mạng?

Điện thoại mạng chính là hệ thống truyền tiếng nói bằng mạng dữ liệu. Do thường dùng là mạng liên kết, mà mạng liên kết lại dùng tiêu chuẩn IP, cho...

Vì sao tóc của một số thanh, thiếu niên bạc sớm?

Theo tuổi tác, tóc từ màu đen biến thành màu xám, rồi chuyển dần sang màu bạc. Tuổi càng già, tóc càng bạc, đó là điều đương nhiên, ai cũng không cho...