Like
Share
Copy link
Hóc phải xương thì làm sao? Không ít người có thói quen dùng phương pháp ăn một miếng cơm to để kéo xương đi theo. Thực tế phương pháp này rất nguy hiểm bởi vì cục cơm rất dễ khiến cho xương càng cắm sâu hơn, không những khó lấy ra mà còn làm cho thực quản dễ bị viêm nhiễm hoặc thủng, gây hậu quả nghiêm trọng. Do đó, khi hóc xương cá, nên kịp thời tìm cách gắp nó ra, không nên ăn nuốt lung tung.
Nếu xương cá cắm vào yết hầu, nhìn thấy được khi mở to miệng thì có thể dùng nhíp để lấy ra. Nếu hóc ở cuống họng hoặc xung quanh xương sụn lưỡi gà, tự mình khó nhìn thấy thì nên mời bác sĩ dùng nhíp đặc biệt để lấy ra. Nếu hóc trong thực quản thì bác sĩ cũng không nhìn thấy được, phải chiếu X-quang để kiểm tra. Bệnh nhân được cho nuốt chất cản quang, chất này gặp phải xương sẽ bị xương giữ lại, hiện hình rất rõ trên màn X-quang hiện ra rất rõ. Nhờ xác định chính xác vị trí của xương, bác sĩ có thể dùng đèn soi thực quản để lấy nó ra.
Trong dân gian lưu truyền cách uống dấm để chữa hóc. Trong trường hợp không có thiết bị soi thực quản, bạn có thể thử phương pháp đó xem sao.
Để đề phòng hóc xương, không nên nói chuyện khi ăn cơm (đặc biệt là những bữa có món cá) vì việc vừa nói vừa ăn sẽ cản trở động tác nuốt bình thường, rất dễ gây hóc.
Gió Mặt Trời là gì?
Tại sao một số kiến trúc nạp khí có cửa mà không sợ rò khí?
Vì sao phải làm quen với kì vọng toán học?
Tại sao lại dùng i là đơn vị ảo?
Cất giữ lương thực không tốt tại sao phát nhiệt và thối rữa?
Bưu điện điện tử và hộp thư điện tử là gì?
Vì sao trong đêm tối, khi đi ở chỗ trống, ta thường hay quay vòng vê chỗ cũ?
Tại sao máy tính có thể trở thành "chuyên gia"?
Vì sao nhiệt độ trong thành phố cao hơn ngoại ô?