Vì sao nông thôn Trung Quốc cần phát triển mạnh về khí biôga?

Nông thôn Trung Quốc gồm hơn 800 triệu nông dân. Vì than đá, dầu hỏa và điện năng thiếu, cho nên trên 75% nguồn năng lượng mà cuộc sống nông thôn đòi hỏi là do nguồn năng lượng đốt thực vật cung cấp, chủ yếu là củi khô, rơm rác và cỏ khô. Như vậy làm cho tình trạng chặt phá cây tăng lên, gây nên đất bị xói mòn, tăng diện tích sa mạc hóa. Vì không đủ phân rơm rác bón ruộng, cho nên độ phì của đất giảm thấp, kết cấu đất xấu đi.

Phát triển bể khí biôga, sản xuất khí đốt là con đường thiết thực nhất để giải quyết sự thiếu hụt nhiên liệu ở nông thôn và cải thiện môi trường đồng ruộng. Khí biôga là chất khí được tạo thành bởi các chất hữu cơ sau khi lên men sản sinh ra, có thể đốt cháy được, thành phần chủ yếu là mêtan (CH4). Ở nông thôn, các chất hữu cơ rất dồi dào. Rơm rác, cỏ khô, lá cây, phân người và phân súc vật, v.v.. đều là những nguyên liệu tốt để thu được khí biôga. Đốt cháy 1 m3 khí biôga cung cấp từ 20,9 đến 37,7 kJ nhiệt, so với than đá thì cao hơn 80%. Nếu dùng rơm rác trực tiếp đun nấu, một gia đình 5 nhân khẩu mỗi ngày cần đến 25 kg. Còn nếu dùng rơm rác cho lên men để tạo thành khí biôga, nhờ hiệu suất nhiệt cao nên mỗi ngày chỉ cần 14,4 kg, tức là có thể tiết kiệm được 42,4% nhiên liệu. Khí biôga là nguồn năng lượng sạch, dùng nó làm nhiên liệu sẽ có lợi để giảm bớt ô nhiễm môi trường. Khí biôga là nguồn năng lượng có thể tái sinh, dùng không bao giờ hết. Chất bã bể biôga thải ra là loại phân hữu cơ có chất lượng tốt, không những độ phì cao mà còn có tác dụng làm tơi đất. Chất bã đó còn là nguyên liệu chăn nuôi rất tốt, có thể dùng nuôi lợn, nuôi cá, nuôi vịt.

Có thể thấy rõ khí biôga là nguồn năng lượng lí tưởng đối với nông thôn Trung Quốc. Sản xuất khí biôga nhân tạo còn là một phương pháp tốt để xử lí và lợi dụng tổng hợp những vật phế thải ở nông thôn. Do đó bắt đầu từ thập kỉ 70, nông thôn Trung Quốc đã mở rộng phong trào xây dựng bể khí biôga và đã giành được những kết quả rất lớn. Đến cuối năm 1988, toàn nông thôn Trung Quốc đã có hơn 4,7 triệu bể khí biôga, bình quân mỗi bể mỗi ngày sản xuất được 1 – 1,5 m3 khí có thể cung cấp đủ đun nấu cho 1 gia đình 5 người.

Hiện nay nông thôn Trung Quốc đang không ngừng xây dựng thêm các bể khí, mở rộng kinh nghiệm khai thác khí biôga.

Từ khoá: Khí biôga; Nguồn năng lượng tái sinh; Bể khí biôga; Bã thải bể khí biôga.

Khủng long có biết nuôi con không?

Trong động vật bò sát trên thế giới hiện nay, rắn, thằn lằn hay rùa sau khi đẻ trứng thì con mẹ thường dùng bùn, cát v.v. để phủ những quả trứng này...

Suy luận mờ có mơ hồ không?

Khi người ta phán đoán thuộc tính hoặc đặc trưng của một sự vật, thì đều hi vọng có được kết luận rõ ràng, chính xác. Ví dụ "thật" và "giả", "đúng" và...

Tại sao khỉ trên núi Nga Mi xin "phí mãi lộ" của người đi đường?

Núi Nga Mi là một trong tứ đại Phật sơn của Trung Quốc, nơi đó có rất nhiều khỉ trú ngụ, người nơi đó thường gọi chúng là "khỉ Nga Mi".

Vì sao phải khai phá nguồn năng lượng mới?

Nguồn năng lượng mới là một khái niệm tương đối, tức là nguồn năng lượng tương đối mà chúng ta đã quen biết. Khai phá nguồn năng lượng mới là xuất...

Vì sao mắt một số người bị "tán quang"?

Người bị tán quang nhìn vật gì cũng mơ hồ không rõ. Nguyên nhân gây bệnh chủ yếu là do độ cong của giác mạc biến đổi.

Tại sao cá chép lại biết nhảy nước?

Cá chép và rất nhiều loại cá khác đều rất thích nhảy nước. Có rất nhiều ngư dân ở địa phương đã lợi dụng thói quen cá thích nhảy nước để bắt cá.

Tại sao cây cọ dầu được coi là "vua dầu" trên thế giới?

Khi bạn tới hòn đảo ngọc phía Nam của Trung Quốc - đảo Hải Nam, có thể thấy hai bên đường những hàng cây cao, lá giống như lá dừa nhưng không kết quả...

Vì sao động đất lại có sóng thần?

Khi có động đất, nước biển xao động hình thành nên sóng lớn và đổ ào ào vào đất liền, đó chính là sóng thẩn. Khi sóng lớn đổ vào đất liền tuỳ theo...

Vì sao ngày càng chế tạo kính viễn vọng lớn hơn?

Nếu sử dụng kính viễn vọng thông thường để quan sát bầu trời sao mênh mông, bạn sẽ phát hiện vũ trụ là một bầu thiên hà nhiều màu sắc, luôn biến ảo....