Tại sao có lúc sư tử lớn muốn ăn sư tử con?

Khi các nhà khoa học tiến hành khảo sát giới động vật trên thảo nguyên Châu Phi đã phát hiện một hiện tượng không thể chối cãi là những con sư tử được mệnh danh là "bá chủ của động vật Châu Phi", thì tỉ lệ tử vong của sư tử con lên tới 80%. Đây là con số làm kinh động lòng người. Bởi vì sư tử trên cánh đồng Châu Phi được coi là chúa của muôn loài không hề có địch thủ, chỉ trừ con người ra, không có mãnh thú hung dữ nào có thể gây tổn hại đến sư tử. Vậy tại sao có nhiều sư tử con chưa kịp trưởng thành đã vội chết "yểu"? Các nhà khoa học sau khi quan sát một thời gian dài cuối cùng đã phát hiện được "bí mật". Đó là sự đối đãi tàn nhẫn của những con sư tử trưởng thành với những con sư tử con. Có lúc chúng không cho sư tử con ăn hoặc đuổi sư tử con ra khỏi bầy làm cho lũ sư tử con trở thành "những đứa trẻ" lưu lạc không nơi cư trú, gặp đói, gặp rét và trở thành những miếng mồi cho những mãnh thú hung dữ khác.

Cho dù cùng chung sống trong một bầy thì những con sư tử trưởng thành cũng không sống cùng những con sư tử nhỏ, coi như đôi bên không có quan hệ cốt nhục. Nhất là trong những lúc mồi ăn khan hiếm, sư tử mẹ còn xé xác sư tử con để ăn cho đỡ đói. Có không ít những con sư tử trong lúc đói đã nuốt chửng những con sư tử con. Theo thống kê, trong thế giới sư tử con hoang dã có khoảng 1/5 bị sư tử lớn ăn thịt.

Có người nói sư tử lớn ăn sư tử con giống như bố mẹ giết con cái, là một hành vi thiếu đạo đức. Nhưng trong con mắt các nhà khoa học, đây là "biện pháp" bắt buộc để cân bằng hệ sinh thái. Bởi vì sư tử con lớn rất nhanh, chỉ 5 - 6 tuổi là trưởng thành và có thể cho ra nhiều thế hệ sư tử con khác. Nếu sư tử bố mẹ không ăn một bộ phận sư tử con thì sẽ tạo thành sự "tăng dân số" mà động vật ăn cỏ trên thảo nguyên dẫu có nhiều cũng sẽ làm cho thức ăn của họ nhà sư tử thiếu trầm trọng. Điều này sẽ ảnh hưởng đến sự sinh tồn của cả bầy đàn nhà sư tử.

Tại sao thuốc diệt cỏ lại phân biệt được cỏ tạp?

Cỏ tạp là đại nạn trong sản xuất nông nghiệp. Theo thống kê, trong ngành sản xuất lương thực toàn thế giới, do hoa màu và cỏ tạp tranh nhau phân bón,...

Buôn bán nô lệ có từ khi nào?

Buôn bán nô lệ là màn khởi xướng của người Bồ Đào Nha. Khi đó bọn thực dân châu Âu xây dựng rất nhiều trang trại và các mỏ vàng ở châu Mỹ để khai thác...

Vì sao một số người thường có cảm giác đi ngoài không hết?

Ai đi ngoài xong cũng cảm thấy nhẹ nhõm. Nhưng một số người sau khi đi ngoài vẫn có cảm giác đi chưa hết nên không thấy thoải mái.

Tại sao bên cạnh cây đàn hương lại phải trồng thêm một loại cây khác?

Cây đàn hương là loại cây kinh tế quí nổi tiếng. Nó chứa dầu thơm gọi là “dầu đàn hương”, vì thế mà gỗ đàn hương có mùi thơm lâu và rất dễ chịu.

Tại sao có một số thực vật sống được sau khi giâm cành?

Cách đây rất lâu, khi chúng ta đi vào trong rừng rậm rạp, phát hiện trong một số cành cây lá rụng, có một ít cành hoặc lá của một bộ phận, dưới bóng...

Thế nào là thiết kế giao thông không có chướng ngại trên đường?

Một trong những tiêu chuẩn đánh giá chất lượng và trình độ văn minh của một thành phố hiện đại là thành phố có cung cấp "hệ thống không có chướng...

Vì sao xác ướp có thể lưu giữ được hàng ngàn năm?

Vào năm 1972, ở thành phố Trường Sa Trung Quốc đã xảy ra sự kiện nổi tiếng khắp thế giới. Khai quật thi thể một phụ nữ có niên đại hơn 2000 năm ở khu...

Vì sao vệ tinh có thể giảm thấp thiệt hại do thiên tai và đề phòng thiên tai?

Trên thế giới, các dạng thiên tai từng giờ từng phút phát sinh. Trong 28 năm từ năm 1965 - 1992 toàn thế giới đã phát sinh 4650 lần thiên tai, ước...

Khi khoai tây mọc mầm có nên ăn không?

Khoai tây cất giữ trong hố thường lên màu xanh, thời gian dài còn ra mầm non. Bình thường đất đắp miệng hố không đủ cao để lọt ánh sáng vào trong hố...