Vì sao con người phải thăm dò Hoả Tinh nhiều lần?

Trong chín hành tinh lớn của hệ Mặt Trời, về nhiều mặt Hoả Tinh rất giống Trái Đất: chu kỳ tự quay của Hoả Tinh là 24,66 giờ, ngày đêm chỉ dài hơn so với Trái Đất 40 phút; góc nghiêng trục tự quay của Hoả Tinh với quỹ đạo quay quanh Mặt Trời của nó cũng gần giống với Trái Đất, cho nên trên Hoả Tinh cũng có bốn mùa: xuân, hạ, thu, đông, thời tiết biến đổi; trên Hoả Tinh còn có lớp khí quyển. Năm 1877 nhà thiên văn Italia Schiaparelli đã dùng kính viễn vọng phát hiện trên Hoả Tinh có nhiều đường tối vμ khu vực tối kéo dài. Ông gọi đường tối là các kênh đào, còn khu vực tối là ao hồ. Có kênh đào tức là có những hoạt động ở quy mô lớn của sự sống có trí tuệ. Do đó đã một thế kỷ nay người ta lưu truyền trên tinh cầu màu đỏ tức la Hoả Tinh có sự sống. Các cuộc thăm dò và dự đoán không ngừng diễn ra. Nhưng phải tận mắt thấy mới thành sự thật, cho nên chỉ có quan sát gần bề mặt Hoả Tinh thì mới có thể trả lời triệt để vấn đề này. Sau thập kỷ 50 của thế kỷ XX con người đã bắt đầu dùng những thiết bị thám không vũ trụ để thăm dò Hoả Tinh.

Ngày 1 tháng 11 năm 1962 Liên Xô phóng thành công thiết bị thăm dò “Hoả Tinh 1”, bắt đầu thời kỳ nhân loại thăm dò sát với Hoả Tinh.

Năm 1965 Mỹ lại phóng thiết bị thăm dò “Thuỷ thủ 4” bay cách Hoả Tinh 9280 km, lần đầu chụp 22 ảnh về Hoả Tinh.

Năm 1969 thiết bị “Thuỷ thủ 6” và “Thuỷ thủ 7” đã quan sát Nam Cực của Hoả Tinh và phát hiện hàm lượng CO2 trong khí quyển Hoả Tinh cao đến 95%.

Năm 1972 thiết bị “Thủy thủ 9” đã chụp hơn 7000 nghìn bức ảnh bề mặt Hoả Tinh. Những bức ảnh này thể hiện các thung lũng, núi lửa và những vùng sông khô trong một khu vực chiếm 70% bề mặt Hoả Tinh.

Năm 1974 Liên Xô phóng “Hoả Tinh 5” lần đầu tiên chụp ảnh màu Hoả Tinh.

Một lượng lớn các bức ảnh các con tàu “Thuỷ thủ” chứng tỏ trên Hoả Tinh căn bản không có sông đào.

Vậy trên Hoả Tinh có sự sống không? Điều đó đòi hỏi phải nghiên cứu Hoả Tinh sâu hơn một bước nữa, ngoài những bức ảnh chụp gần, còn phải đổ bộ xuống để thăm dò.

Năm 1975 Mỹ đã phóng các con tàu “Cướp biển 1”, và “Cướp biển 2” mang hai thiết bị đổ bộ mềm xuống bề mặt Hoả Tinh. Chúng đã đo được nhiệt độ, tốc độ gió, áp suất không khí của Hoả Tinh, phân tích thành phần không khí và đất đai của Hoả Tinh. Các con tàu cướp biển còn chụp hơn 4500 bức ảnh về bề mặt Hoả Tinh. Điều khiến cho ta thất vọng là kết quả phân tích đất đai không phát hiện thấy vật chất của sự sống, thậm chí cũng không tìm thấy hợp chất hữu cơ nào. Nhưng hai con tàu này chỉ đổ bộ xuống hai địa điểm của bề mặt Hoả Tinh, nên không thể thăm dò trên một phạm vị rộng được. Sau 21 năm, nguyện vọng này đã được thực hiện.

Tháng 12 năm 1996 Mỹ lại phóng thiết bị “Người mở đường khám phá Hoả Tinh”. Ngày 4 tháng 7 năm 1997 con tàu đó sau bảy tháng bay trong vũ trụ với hành trình 494 triệu km cuối cùng đã đến được Hoả Tinh và đổ bộ thành công xuống bình nguyên Ares Vallis trên sao Hoả. Đó là từ sau con tàu “Cướp biển” con người lại phóng các thiết bị vũ trụ lên bề mặt sao Hoả, cũng là sự bắt đầu kế hoạch thám hiểm bay quanh sao Hoả và những chuyến đổ bộ xuống sao Hoả vượt qua thế kỷ của Cục hàng không vũ trụ NASA Mỹ.

“Người mở đường thám hiểm sao Hoả” đã mang hai xe loại sáu bánh, gọi là “Kẻ lang thang”. Hai xe này ngày thứ hai sau khi đổ bộ xuống sao Hoả đã bắt đầu chọn mục tiêu để tiến hành nghiên cứu. 90 ngày sau đó “Người mở đường thám hiểm sao Hoả” đã phát về Trái Đất 16000 bức ảnh.

Tháng 11 năm 1996 Mỹ lại phóng con tàu “Người khám phá toàn bộ sao Hoả”. Tháng 9 năm 1997 con tàu này bay vào quỹ đạo sao Hoả. Đây là thiết bị thám hiểm đầu tiên con người phóng thành công vào quỹ đạo sao Hoả.

“Người mở đường khám phá sao hoả” cuối cùng đã tìm được một số chứng cớ để ủng hộ “thuyết sự sống trên sao Hoả”. Nó phát về 16000 bức ảnh cho các nhà khoa học, phát hiện mấy tỉ năm trước ở bình nguyên Ares Vallis trên sao Hoả đã từng phát sinh trận hồng thuỷ, còn sao Hoả ngày nay giống như Trái Đất vẫn có sương sớm, chứng tỏ trên sao Hoả có nước, mà có nước tức là có thể có sự sống. Kết quả nghiên cứu của “Kẻ lang thang” đã chứng thực một vẫn thạch mang số “ALH84001” ở trên Trái Đất có thể từ sao Hoả bay đến. Các nhà khoa học Cục vũ trụ Mỹ tuyên bố, họ phát hiện thấy trên vẫn thạch đó tồn tại chứng cứ sự sống nguyên thuỷ.

Để tìm hiểu sao Hoả một cách toàn diện, tìm ra các chứng cứ của sự sống trên sao hoả, trong các năm 2003, 2004, 2005 và 2007 Mỹ đã phóng một số con tàu và thiết bị thăm dò sao Hoả, sẽ đưa một mẫu đất đá từ sao Hoả về Trái Đất để tiến hành thí nghiệm và nghiên cứu.

Vì sao con người không sống hết tuổi thọ tự nhiên?

Sinh trưởng, phát dục, già yếu, tử vong là quá trình tất yếu của sinh mệnh con người. "Trường sinh bất lão" chỉ là mơ ước thần thoại trong những câu chuyện cổ tích.

Tiết kiệm nguồn nước như thế nào?

Hiện nay trên thế giới có hơn 100 quốc gia thiếu nước. Thiếu nước không những cản trở nghiêm trọng đến sự phát triển kinh tế mà còn uy hiếp đến đời...

Vì sao buổi trưa nóng nực không nên tưới cây?

Mùa hè trời rất nóng, nhất là vào buổi trưa. Nhiệt độ trong đất cũng cao dần cho đến giữa ngày.

Tại sao bộ đồ du hành không phát nổ trong vũ trụ?

Quẩn áo của các nhà du hành được làm bằng nhiều lớp sợi siêu bền và các vật liệu khác đủ cứng để không bị bục rách trong khoảng không vũ trụ.

Vì sao sự kiện sương mù London gây chết người?

Sự kiện sương mù London gây chấn động thế giới xảy ra ngày 5 tháng 12 năm 1952. Hôm đó ngay từ sáng sớm, cả thành phố London đã bị bao phủ trong sương...

Làm thế nào để phân li tế bào đơn lẻ của cây trồng?

Thực vật bậc cao là do nghìn vạn tế bào tập hợp thành, những tế bào này lớn đều đã phân hoá, mỗi tế bào có chức năng độc đáo riêng, từ đó khiến cho...

Tại sao trong phòng chật kín người bạn không nghe thấy tiếng vọng?

Khi ở trong một gian phòng lớn, nếu không có người, bạn sẽ nghe tiếng vọng rõ mồn một. Nguyên nhân là do âm thanh bị các bức tường xung quanh phản xạ trở lại, đó chính là hiện tượng phản xạ âm thanh.

Vì sao phải đánh giá ảnh hưởng của môi trường?

Trong công tác bảo vệ môi trường, xử lí ô nhiễm chỉ là hành vi “cứu vớt”, sự bảo vệ đích thực phải là công tác dự phòng. Đánh giá ảnh hưởng môi trường...

Trên các hành tinh khác trong vũ trụ có người không?

Hệ Ngân hà có trên 100 tỉ hằng tinh. Chúng đều là những quả cầu khí nóng bỏng, nhiệt độ bề mặt đạt đến 2000 - 30000°C, thậm chí còn cao hơn.