Thế nào là chất kích thích môi trường?

Một chất ô nhiễm mới đang phá hoại môi trường sinh thái và âm thầm tấn công loài người đó là chất kích thích môi trường.

Chất kích thích môi trường là chất gây nhiễu loạn nội tiết tố do nguyên nhân bên ngoài. Nó có thể làm tổn hại đến chức năng sinh dục của các sinh vật, cũng có thể gây nên khối u. Chất kích thích nói chung là chỉ các chất trong nội tiết tố của sinh vật, còn chất kích thích môi trường là một loại chất hóa học tồn tại trong môi trường, có vai trò giống như chất kích thích động vật. Chất kích thích môi trường này sẽ làm nhiễu loạn sự điều tiết và sự làm việc bình thường của các cơ quan trong cơ thể, làm nhiễu loạn chất nội tiết tố, còn có thể làm tổn hại đến chức năng sinh dục của con người, thậm chí dẫn đến khối u.

Trong cơ thể người có khoảng 60 triệu tế bào. Suốt cả cuộc đời những tế bào này không ngừng phân chia. Cơ thể thường thông qua tuyến nội tiết ngoài (như tuyến mồ hôi) và tuyến nội tiết tố (như tuyến giáp trạng, tuyến sinh dục) để tiết ra một số chất nhằm duy trì sự cân bằng chức năng sinh lí bên trong. Trong đó những chất vi lượng của nội tiết tố tiết ra và những chất kích thích ví dụ tuyến sinh dục tiết ra các chất kích thích, nó có thể kích thích sự sinh trưởng, phát dục và thúc đẩy hệ thống sinh dục thành thục.

Chất kích thích môi trường không trực tiếp gây tác hại mà nó chỉ làm nhiễu loạn sự hợp thành chất kích thích trong cơ thể và sự truyền đạt thông tin của chất kích thích. Điều nguy hiểm hơn là những chất kích thích môi trường này chỉ cần một vi lượng đã đủ để ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát dục bình thường của các sinh vật. Những chất hóa học được xem là chất kích thích môi trường có hàng chục loại, như đioxin, bông amiăng, thủy ngân, DDT, v.v.. Các nhà khoa học thông qua thực nghiệm trên động vật phát hiện thấy chất kích thích môi trường đã làm giảm thấp số lượng tinh trùng của động vật. Như vậy. có thể khẳng định chất kích thích môi trường có ảnh hưởng rất lớn đến sự sinh trưởng và phát dục đối với động vật.

Từ khoá: Chất kích thích; Chất kích thích môi trường.

Vì sao có những vệ tinh có thể trở về mặt đất?

Có vệ tinh sau khi hoàn thành nhiệm vụ, trở về mặt đất, như vệ tinh chụp phim mặt đất, vệ tinh hoàn thành các tài liệu thí nghiệm, vệ tinh mang các...

Âm thanh trong phích nước từ đâu ra?

Ghé sát tai vào phích nước rỗng, bạn sẽ thấy âm thanh o o như tiếng gió lùa. Phích kín như vậy thì gió ở đâu ra nhỉ.

Sao Ngưu Lang và Chức Nữ có phải hàng năm gặp nhau không?

Chập tối mùa hè trên đỉnh đầu ta có một ngôi sao sáng, đó là sao Chức nữ. Cách sông Ngân Hà, phía Đông Nam sao Chức nữ nhìn sang một ngôi sao sáng...

Vì sao khi tung đồng xu, số lần xuất hiện mặt sấp, mặt ngửa như nhau?

Trước khi tiến hành các trận đấu bóng đá, người trọng tài thường ném (tung) đồng xu để xem sự xuất hiện mặt sấp hay ngửa lên trên mà quyết định đội...

Cậu bé Karl (Gauss) làm thế nào để tính tổng dãy số 1 + 2+ 3 +...+100?

Truyện kể rằng nhà toán học Đức Karl-Frederich. Gauss ngay từ lúc còn rất bé đã biểu hiện khả năng tính toán phi thường.

Trái đất quay quanh Mặt trời như thế nào?

Năm 1543, Copecnic - nhà thiên văn Ba Lan trong tác phẩm vĩ đại "Bàn về chuyển động của các thiên thể" đã chứng minh không phải Mặt Trời quay quanh...

Tại sao không nên đi xe địa hình trong thành phố?

Hiện nay, có nhiều bạn trẻ đi xe địa hình. Nhưng, nhiều người lại đi xe địa hình trong thành phố. Điều đó là không nên. Tại sao vậy?

Tại sao những cây tùng sống trên núi Hoàng Sơn trông đặc biệt kì lạ?

"Hoàng Sơn đa kì tùng” là câu đã được nghe tiếng từ lâu. Tại sao kì tùng có nhiều trên núi Hoàng Sơn.

Tại sao ở nhà vẫn mua được hàng?

Trước đây muốn mua gì thì phải ra phố. Giờ đây thì cứ nằm ở nhà cũng có thể mua được.