Tại sao cây mía phần gốc lại ngọt?

Thường có câu nói “gốc của cây mía ngọt, càng gần gốc càng ngon”. Thực ra, nửa phần trên cây mía không ngọt bằng nửa dưới của cây, đặc biệt là phần ngọn nhạt nhẽo, vô vị.

Khi cây mía còn non, bộ phận chủ yếu của hoạt động sống là rễ và lá, rễ hút nước và chất dinh dưỡng, chuyển cho lá, lá hấp thụ cacbon đioxit, cùng với nước và chất dinh dưỡng do bộ rễ đưa tới, dưới ánh nắng Mặt Trời, tạo ra chất dinh dưỡng mà cây cần. Mía ở thời kì non, nếu bạn lấy nếm thử phần ngọn và phần gốc đều không có vị ngọt. Nhưng cùng với sự sinh trưởng của cây, hoạt động bên trong cơ thể cây không chỉ dồi dào hơn mà còn phức tạp hơn. Mía trong quá trình trưởng thành cần bóc mấy lần lá. Tác dụng của bóc lá, ngoài việc tăng nhanh sự lớn cao lên của cây mía ra, chủ yếu là khiến cho thân cây mía trực tiếp đón nhận ánh sáng Mặt Trời, vì vậy thân mía là một bộ phận quan trọng tạo gluco. Tất cả thực vật đều có một đặc trưng: chất dinh dưỡng mà nó tạo ra ngoài cung cấp cho sự tiêu hao trong quá trình sinh trưởng, còn lại là cất giữ, nơi cất giữ thường là bộ rễ, mà đa phần chất dự trữ được thường là gluco và tinh bột.

Mía cũng như vậy, chất dinh dưỡng tạo ra ngoài cung cấp cho sự tiêu hao khi lớn, còn một phần chuyển thành gluco tích trữ trong bộ rễ. Do chất dinh dưỡng mà thân mía tạo ra tuyệt đại bộ phận là gluco nên gluco trữ lại càng đậm. Ngoài ra do tác dụng bốc hơi của lá, cần lượng nước lớn, cho nên ngọn cây mía thường là giữ lượng nước đầy đủ cung cấp cho lá tiêu hao, phần nước này càng gần ngọn càng nhiều, mà lượng nước bao nhiêu thì cũng ảnh hưởng tới hàm lượng đơn vị của gluco. Nói một cách khác lượng nước càng nhiều thì vị ngọt sẽ càng giảm đi. Đó chính là lí do làm phần già của cây mía lại ngọt.

Nhưng nếu mía sau 10 tháng lớn, tình hình sẽ thay đổi, phần ngọn cũng rất ngọt. Cho nên, khi trồng mía, người Việt Nam có câu: "Tháng chín heo may, đường bay lên ngọn”.

Tại sao trong thực vật lại có điện?

Nói trong cơ thể thực vật có điện, bạn có thấy kỳ lạ không? Thực vật và động vật đều là những sinh vật sống. Cuộc sống của thực vật có khi có thể sản...

Tại sao tỏi có tác dụng kháng khuẩn?

Nói đến tỏi mọi người đều quen thuộc. Thân củ tỏi màu trắng, có củ vỏ tím, có củ vỏ trắng, khi rán cá cho hai nhánh tỏi vào có thể loại bỏ mùi tanh,...

Vì sao sau khi rửa sạch, trứng tươi dễ bị hư hỏng?

Quần áo sau khi giặt sạch, để lâu bao nhiêu cũng không bị hư hỏng. Nhưng trứng gà tươi dù có dính bùn, đất và bị vấy bẩn thì cũng không nên rửa sạch...

Tại sao nói máy tính là trợ thủ đắc lực cho thư ký?

Một đơn vị hoặc một công ty lớn thường phải có thư kí. Những công việc như thảo sơ kết công tác, chuẩn bị bài phát biểu tại hội nghị, tìm hiểu tiến độ...

Tại sao Tần Thuỷ Hoàng được gọi là vị hoàng đế của muôn đời?

Năm 221 trước Công nguyên, vua nước Tẩn là Doanh Chính thành công trong việc thôn tính sáu nước, lập nên vương triều thống nhất nhà Tẩn.

Vật liệu composite là gì?

Tính chất cơ bản và cẩn thiết của vật liệu mà phẩn lớn các sản phẩm cơ khí, chế tạo máy đòi hỏi là tính chịu nén, kéo, chịu ăn mòn và nhẹ. Qua nghiên...

Vì sao với xăng chỉ cần châm lửa là bắt cháy, còn dầu hoả lại phải dùng bấc mới đốt cháy được?

Xăng và dầu hoả đều được chế tạo từ dầu mỏ. Chúng là "anh em ruột thịt với nhau".

Vì sao ngói lưu ly và gương Cảnh Thái lại có màu sắc rực rỡ?

Khi đi tham quan các công trình kiến trúc cổ, ta thường bị mái ngói lưu ly của các công trình đó lôi cuốn. Mặc dù trải qua dãi dầu mưa nắng một thời...

Vì sao trước khi thi đấu các vận động viên thể thao cần xoa bột trắng vào lòng bàn tay?

Bạn đã xem các trận thi đấu thể thao nào chưa? Các vận động viên thể thao có thân thể tráng kiện, động tác thuần thục chính xác, đẹp mắt khiến người...