Vì sao Mặt trăng che lấp các sao?

Mặt trăng là thiên thể tự nhiên gần Trái Đất nhất. Từ Trái Đất nhìn lên ta thấy Mặt Trăng là một thiên thể có đường kính khoảng 0,5o trên bầu trời, nó chuyển động từ tây sang đông, bình quân mỗi ngày di chuyển được 13o. Khi Mặt Trăng chuyển động đến giữa Trái Đất và Mặt Trời, cả 3 nằm trên một đường thẳng thì Mặt Trăng sẽ che lấp Mặt Trời, phát sinh nhật thực. Khi Mặt Trăng che lấp những hằng tinh rất xa thì sẽ phát sinh Mặt Trăng che lấp các ngôi sao.

Từ mấy trăm năm trước, các nhà thiên văn khi quan sát Mặt Trăng che lấp sao đã phát hiện các sao bị mất đi trong một thời gian ngắn, từ đó mà suy đoán được trên Mặt Trăng không có không khí. Ngày nay thông qua những biện pháp quan trắc hiện đại, khi Mặt Trăng che lấp sao người ta nghiên cứu phát hiện thấy: ánh sáng ngôi sao bị che lấp sẽ gây ra hiện tượng nhiễu xạ ở gần bề mặt Mặt Trăng. Hiện tượng này tuy chỉ kéo dài 0,05 s nhưng dùng đồng hồ đo tốc độ nhanh của ánh sáng và máy tính hoàn toàn có thể ghi lại được. Nghiên cứu ảnh nhiễu xạ của ánh sáng sao có thể xác định được đường kính góc của hằng tinh bị Mặt Trăng che khuất, hoặc nghiên cứu được lớp khí chung quanh hằng tinh. Do đó quan trắc hiện tượng Mặt Trăng che lấp các ngôi sao không những là công việc của các nhà thiên văn, đồng thời cũng là những mục quan trắc rất thú vị của những nhà thiên văn nghiệp dư.

Ngoài Mặt Trăng che lấp các hằng tinh, còn che lấp nguồn sóng vô tuyến, nguồn tia hồng ngoại và nguồn tia X ở gần quỹ đạo của nó. Thông qua những quan trắc này có thể nhận được những kết cấu chính xác về các nguồn bức xạ này. Những năm 50 của thế kỷ XX, các nhà thiên văn đã từng căn cứ vào kết quả quan trắc nguồn sóng vô tuyến mạnh của chòm sao Kim ngưu bị Mặt Trăng che lấp, mà chứng thực được nó là di tích của ngôi sao siêu mới năm 1054.

Mặt Trăng cũng có thể che lấp hành tinh, gọi là trăng che hành tinh. Hành tinh cũng có thể che lấp hằng tinh gọi là hành tinh che lấp sao. Đó là những hiện tượng tương đối ít gặp.

Thế nào là phao báo biển?

Đi tàu trên biển có lúc ta sẽ nhìn thấy trong biển cả mênh mông nổi lên một vật giống như đèn báo hàng hải. Nó cách xa đất liền.

Tại sao một số côn trùng có sức mạnh đáng kinh ngạc?

Trong thế giới côn trùng, nhiều côn trùng có khả năng không thể tưởng tượng được. Ví dụ, độ nhảy cao của một con bọ nhảy nhỏ bé lại có thể vượt gấp 200 lần chiều cao của nó, còn dế và châu chấu thì khả năng nhảy của chúng cũng rất xuất sắc.

Lôgic dùng để biểu thị tri thức có được không?

Bạn đã từng nghe nói "máy tính cũng có tri thức phải không" Tri thức trong máy tính biểu thị như thế nào?

Vì sao từ trên cao nhìn xuống, ta cảm thấy hồi hộp và tay chân yếu đi?

Khi xem người biểu diễn "tiếp xúc với điện", ta liền tránh ra. Khi trong lòng nghĩ đến những chuyện vui trước đây, ta bỗng sung sướng cười lên; khi...

Thế nào là "card IC"?

Cùng với sự phát triển của kinh tế hàng hóa và khoa học kỹ thuật, phạm vi ứng dụng của thẻ tín dụng không ngừng mở rộng. Trên thị trường đã xuất hiện...

Vì sao ở các thành phố công nghiệp lại có ô nhiễm quang hoá?

Vào năm 1943, ở thành phố Los Angeles của nước Mỹ bỗng nhiên có đám khói mù màu xanh nhạt bay chầm chậm trên bầu trời. Không ít cư dân trong thành phố...

Tại sao điện thoại đồ chơi của trẻ em cũng có thể truyền tiếng nói?

Bạn đã bao giờ chơi trò trẻ con này chưa? Dùng hai chiếc vỏ đồ hộp bằng sắt, lấy đinh đục một lỗ nhỏ ở đáy mỗi hộp, dùng sợi dây chỉ dài khoảng 20m luồn và thắt nút mỗi đầu sợi chỉ vào lỗ xâu của một ống bơ.

Vì sao ruồi bay có tiếng, nhưng bướm lại không?

Khi ruồi muỗi lượn quanh, từ xa, bạn đã nghe thấy tiếng “động cơ” vo vo của chúng. Nhưng bướm thì dù có ghé sát tai vào bạn cũng không thể nghe được gì cả. Phải chăng ruồi muỗi có cơ quan "phát thanh" đặc biệt?

Vì sao chất hút ẩm lại có thể thay đổi màu?

Để giữ cho không khí khô ráo người ta dùng những biện pháp trong đó có biện pháp dùng chất hút ẩm. Chất hút ẩm là những chất có khả năng hấp thụ mạnh...