Vì sao xảy ra sự kiện sương mù ở thành phố Los Angeles?

Los Angeles là thành phố lớn thứ ba của Mỹ. Từ những năm 40 của thế kỉ XX, thành phố này đã có 2,5 triệu ô tô. Là thành phố giáp biển, ba mặt là núi bao bọc nên không khí khó lưu thông, do đó phần lớn khí ô tô thải ra giống như một cái lồng úp lên thành phố.

Khi dùng xăng để chạy ô tô, khí thải ra chứa các hợp chất của sunfurơ, CO2 và nitơrơ cùng với các hợp chất cacbuahiđro. Dưới tia tử ngoại của ánh nắng mạnh, hai loại khí cuối cùng sẽ xảy ra hàng loạt phản ứng hóa học, sinh ra một loại sương mù màu xanh lam nhạt, gồm các chất khí ôzôn, anđehit tạo thành, được gọi là sương mù quang hóa học. Nồng độ của sương mù này chỉ cần đạt đến mấy phần triệu là đã kích thích rất mạnh đối với mắt, gây đau đầu, khó thở, thậm chí hôn mê. Nếu chúng kết hợp với sương mù axit sunfuric do khí sunfurơ tạo nên gây ô nhiễm thì độ độc và tính nguy hại càng lớn hơn.

Tháng 9 năm 1955, do bị ô nhiễm nghiêm trọng khí thải ô tô, cộng với nhiệt độ không khí hơi cao, nồng độ khói mù quang hóa học ở thành phố Los Angeles đã đạt đến 6,5 phần triệu. Kết quả trong hai ngày đã có hơn 400 cụ già trên 65 tuổi bị chết, cao gấp 3 lần so với bình thường. Đó là sự kiện sương mù quang hóa học nổi tiếng ở thành phố Los Angeles.

Sương mù quang hóa học ngoài có hại cho sức khỏe con người, còn gây nên bệnh tật cho gia cầm, gia súc và hoa màu, khiến các chế phẩm cao su bị lão hóa, làm cho các công trình kiến trúc và máy móc bị hoen gỉ. Trong thời gian thành phố Los Angeles bị sương mù, vùng rau ở ngoại ô từ màu xanh biến thành màu nâu, không ai dám ăn, sản lượng hoa quả và các nông sản khác giảm thấp, hàng loạt cây cối lá xanh biến thành màu vàng, 1/4 cánh rừng hàng vạn mẫu do cành lá bị khô héo mà chết.

Cùng với sự phát triển của sản xuất công nghiệp và số lượng ô tô tăng lên, nhiều thành phố trên thế giới cũng đã xảy ra hiện tượng sương mù quang hóa học tương tự.

Hiện tượng sương mù quang hóa học đã làm cho mọi người phải quan tâm. Ngày nay trên thế giới có không ít thành phố đặt những thiết bị đo lường chuyên dụng, có thể đo tình trạng ô nhiễm của không khí và tình hình khí tượng bất cứ lúc nào, để khi cần thiết có thể tìm ra biện pháp ngăn ngừa hiện tượng sương mù quang hóa học phát sinh.

Từ khoá: Sương mù quang hóa học.

Tại sao xe đạp có bộ biến tốc có thể thay đổi tốc độ?

Đối với nhiều người, xe đạp là phương tiện giao thông không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày. Trước đây, loại xe mọi người thường dùng là xe đạp bình thường, không thề tự thay đổi tốc độ...

Tại sao tàu vũ trụ được phóng theo chiều quay của trái đất?

Các vận động viên muốn nhảy xa phải lấy đà, muốn ném lao cũng lấy đà. Đó là sự lợi dụng lực quán tính.

Tại sao cua chúng ta ăn thường ngày lại nhỏ?

Điều này còn phải nhắc đến thói quen sinh sống của cua. Cua mà chúng ta thường biết, tuy là được bắt từ trong môi trường nước ngọt...

Vì sao tóc cũng có thể dùng để đo lường ô nhiễm môi trường?

Napoleon, nhân vật làm mưa làm gió ở Châu Âu thế kỉ XIX đã mất năm 1821. Cái chết của ông vì có nhiều lời đồn đại nên đã trở thành một bí mật trong...

Toán đồ là gì?

Mời bạn trả lời câu hỏi sau đây: 10 oC (bách phân) tương đương với bao nhiêu độ Fahreheit. Thông thường, để trả lời câu hỏi này bạn phải biết mối quan...

Vì sao bút máy có thể tự chảy mực ra?

Khi bạn dùng bút máy viết chữ trên giấy, lập tức xuất  hiện nét chữ bằng mực. Hẳn bạn đã từng băn khoăn: vì sao khi bạn viết, mực trong bút máy lại liên tục chảy ra; còn khi bạn ngừng viết, mực lại không chảy ra nữa?

Vì sao mắt người lại mọc phía trước mặt?

Nhiều người nghĩ, nếu mắt người mọc ở những chỗ khác trên cơ thể thì có lẽ sẽ hay hơn. Cách nói đó có đúng không? Các nhà khoa học đã giải đáp vấn đề...

Tại sao có loài cây sống hơn 1.000 năm?

Cây bạch quả được ví như "hóa thạch sống" của Trái Đất. Đây là loài cây lâu đời nhất còn tồn tại trên hành tinh và gần như không thay đổi gì trong khoảng 200 triệu năm.

Vì sao một số người đầu có gầu nhiêu?

Gầu là sản phẩm đào thải của da đầu, mỗi người đều có. Thông thường, nó không gây cảm giác gì đặc biệt nhưng nếu quá nhiều, nó sẽ gây ngứa và ảnh...