Tại sao có cây sống rất ngắn ngày?

Trong giới tự nhiên có vô vàn điều lí thú, bất luận là những cây cao mấy chục mét hay những cây cỏ thấp lè tè, những cây có hình dáng khác nhau nhưng vòng đời chúng đều phải trải qua quá trình: hạt rơi xuống đất, gặp môi trường thuận lợi sẽ bắt đầu nảy mầm, sinh trưởng, ra hoa, kết quả, trong quả sẽ sinh ra đời kế tiếp là hạt, rồi chết.

Mặc dù các loài cây đều có quá trình sống như vậy, nhưng thời gian sống thì tùy từng loại cây sẽ có sự khác nhau, thậm chí khác đến mấy chục lần, mấy trăm lần. Có cây vòng sinh trưởng chỉ cần một năm như cây lúa, cao lương, ngô... trong nông nghiệp, chúng ta gọi là cây sinh trưởng ngắn ngày hay cây sinh trưởng một năm; có cây lại cần hai năm mới hoàn thành xong vòng sinh trưởng, khoảng giữa sẽ trải qua thời kì ngủ đông, năm thứ hai mới bắt đầu ra hoa, kết quả, như cây cải dầu, cây tiểu mạch đông, chúng ta gọi những cây này là những cây sinh trưởng hai năm. Những loại cây này phần lớn là loại thực vật thân thảo.

Thực vật thân gỗ thì khác xa, có cây cần mười mấy năm mới có thể hoàn thành xong chu kì sinh trưởng. Mặc dù vậy nhưng về cơ bản, quy luật vòng đời của chúng giống như những cây khác, đều phải trải qua phát dục, sinh trưởng đến khi già cỗi, cuối cùng là chết, trên thế giới không có cây nào sống mãi mà không chết được.

Có hay không cây sống chưa đến một năm? Cũng có, hơn nữa chủng loại cũng không ít. Trong giới thực vật có cây chỉ có thể sống mấy tháng, thậm chí có cây chỉ có thể sống mấy chục ngày, ví dụ như cây ngỏa tùng, thực vật thân thảo, thường mọc ở trên kẽ ngói mái nhà hay trong kẽ đá trên núi, là loại cỏ mập có thể nở ra hoa nhỏ 5 cánh màu vàng, nó thường mọc vào mùa mưa, nhanh chóng ra hoa, qua mùa mưa thì khô rồi chết.

Còn có một vị thuốc Đông y lấy từ cây hạ khô thảo cũng như vậy, mùa xuân nảy mầm, mùa hạ vừa đến là chúng kết thúc cuộc sống. Phải nói rằng, thực vật sống ngắn ngày thường có nhiều loại ở những vùng sa mạc, ví dụ như loài cúc đoản mệnh có nhược điểm lớn nhất là sợ khô hạn. Trong sa mạc, lượng mưa không những rất ít mà tập trung trong một thời gian ngắn, nên chúng chỉ sống được có 20, 30 ngày, hoặc chỉ mấy tuần sau khi tuyết tan vào mùa xuân thì nở hoa, kết quả rồi chết, sau đó không thấy tung tích của chúng nữa. Cuộc sống của những cây sống trên sa mạc ngắn như vậy là do môi trường khô hạn kéo dài tạo ra và đó cũng là một ví dụ về sự thích nghi với môi trường của thực vật.

Vì sao sinh thái mất cân bằng?

Trong hệ thống sinh thái bình thường, sự lưu động năng lượng và tuần hoàn các chất luôn luôn diễn ra, nhưng trong một thời gian nhất định, giữa thành...

Đơn vị thiên văn là gì?

Đơn vị thiên văn là một loại đơn vị dùng để đo khoảng cách trong thiên văn học, người ta lấy khoảng cách trung bình từ Trái đất đến Mặt trời làm đơn...

Loại hợp chất cao phân tử thiên nhiên nào bền vững nhất?

Các loại vật liệu trong tự nhiên như bông, lanh, tơ, tre, len, cao su… đều là những cao phân tử thiên nhiên, phân tử của chúng có kích thước rất lớn,...

Cua nhỏ có bao nhiêu biện pháp phòng thân?

Cua là một loại động vật mà con người rất quen thuộc, bất kể là ở nước ngọt, nước mặn, bờ đê, bãi cát, hầu như khắp nơi đều có thể nhìn thấy bóng dáng của chúng.

Người đầu tiên bay vào vũ trụ là ai?

Ngày 12 tháng 4 năm 1961, Gagarin người Liên Xô đã đáp con tàu vũ trụ "Phương đông" bay một vòng quanh Trái Đất, mất 108 phút, trở thành nhà du hành...

Tại sao dùng tia X có thể chẩn đoán được bệnh trong cơ thể người?

Tia X quang còn gọi là tia Rơnghen, do nhà khoa học người Đức W.C Rơnghen phát hiện ra vào năm 1895. Lúc đó, do không biết tia đó là gì nên người ta đặt tên cho nó là tia X quang.

Vì sao khi máy bay bay trên không trung có vệt khói kéo dài?

Khi bay trên cao, có lúc sau đuôi máy bay hiện ra mấy vệt khói trắng giống như dải lụa nổi trên không trung, giữ mãi không tan. Hiện tượng này là vệt...

Tại sao vận động viên thể dục dụng cụ phải xoa bột vào tay?

Vận động viên thể dục dụng cụ trước khi lên biểu diễn (xà đơn xà kép, xà lệch) đều nhúng tay vào trong chậu đầy bột màu trắng và xoa xoa một lúc. Tại sao họ lại làm như vậy?

Tại sao khi gõ vào đồ sứ có thể phán đoán được chất lượng?

Khi mua đồ sứ, người ta thường quen tay gõ vào thành bên ngoài của nó. Nếu đồ sứ phát ra tiếng giòn vang, người ta sẽ chọn mua, còn nếu phát ra âm thanh đục và rè, người ta sẽ đặt trả lại trên giá.