Vì sao lại có dịch viêm gan A?

Đêm 31/10/1987 ở Thượng Hải bỗng nhiên có hơn 700 người phát sinh triệu chứng miệng nôn trôn tháo ở những mức độ khác nhau. Qua kiểm định của cơ quan y tế phòng dịch, người ta đi đến kết luận đó là do những người ấy đã ăn phải loài sò nhiễm khuẩn háo muối gây nên. Hai tháng sau, 36 bệnh viện ở Thượng Hải đã nhận điều trị hơn một vạn bệnh nhân ngộ độc dạng này. Tiếp theo đó là phát sinh dịch viêm gan A trên một qui mô lớn. Ngày 8/3/1998 Thượng Hải tổng cộng có hơn 30 vạn bệnh nhân bị nhiễm viêm gan A, hơn 10 người bị chết. Về sau, các chuyên gia nghiên cứu xác nhận có khoảng 90% trong tổng số bệnh nhân viêm gan A lần này là do ăn phải sò bị ô nhiễm.

Sò là loài nhuyễn thể ở biển, vỏ nó rất dày, có vân nổi. Bản thân loài sò này không độc, là một loại thủy sản có thể ăn được. Nó sống ở nguồn nước lợ của các cửa sông gần biển ở độ sâu 4 – 20 m, dựa vào nguồn nước để hô hấp và kiếm thức ăn. Khi bị ô nhiễm, sò rất dễ trở thành hung thủ gây lan truyền bệnh viêm gan A. Khu vực nước mà loài sò này sinh sống rất dễ bị ô nhiễm. Ví dụ, do phân của ngư dân có chứa bệnh khuẩn trực tiếp thải xuống sông hoặc các nguồn phân ở các vùng lân cận chưa qua xử lí bị cuốn trôi theo nước mưa chảy ra sông, ra biển gây nên ô nhiễm. Ở sông Trường Giang, hàng năm có hàng triệu tấn nước thải công nghiệp và nước thải sinh hoạt đổ ra biển. Những nguồn ô nhiễm này đã gây ô nhiễm nghiêm trọng đối với các loài sinh vật sống gần bờ biển.

Loài khuẩn háo muối và virut viêm gan A thực ra không phải nằm sẵn trong con sò mà qua nguồn nước của loài sò sinh sống bị ô nhiễm, khiến sò nhiễm phải các virut đó nên tích trữ lại trong cơ thể chúng. Ngoài ra, trong khi đánh bắt, vận chuyển và tiêu thụ, loài sò cũng có thể bị ô nhiễm. Cùng với sự phát triển của công nghiệp và dân số tăng nhanh, tình hình ô nhiễm nước xung quanh chúng ta ngày càng nghiêm trọng, dẫn đến loài khuẩn bệnh tăng lên.

Nhưng loài sò chỉ là nơi khu trú trung gian của virut viêm gan A. Nguồn ô nhiễm thực sự là ở trong nước. Ô nhiễm nước ngày càng tăng là nguồn gốc căn bản gây ra dịch viêm gan A.

Từ khoá: Viêm gan A; Virut viêm gan A.

Vì sao cây trên núi thấp hơn cây ở đồng bằng?

Trên núi cao, cây cối phong phú không kém gì đồng bằng, nhưng để ý bạn sẽ thấy, nếu không thuộc dạng "còi đẹn" hay "kẹ" thì chúng cũng là những "chú...

Vì sao rađa có thể đo được bão, mưa giông và gió lốc?

Muốn biết được tình hình mưa giông, bão và gió lốc ở vùng xa ta có thể dùng rađa để thăm dò.

Vì sao trên không ở vùng cực Trái Đất có lỗ thủng ozon?

Tương truyền đời xưa Thủy thần và Hỏa thần gặp nhau, vì tranh quyền xưng bá thiên hạ nên sát phạt lẫn nhau. Thủy thần đại bại vì căm tức mà húc đầu...

Bài toán Hamintơn “Chu du vòng quanh Thế giới” có ý nghĩa gì?

Vào năm 1859, nhà toán học Anh Hamintơn (Hamilton) đã công bố một bài toán khá lí thú làm nhiều người đã phải bỏ nhiều công sức để giải nó.

Tại sao phải nghiên cứu thuật toán?

Nói theo cách thông tục thì thuật toán là cách thức cụ thể giải quyết vấn đề. Trong Tam quốc diễn nghĩa, Chu Du và Gia Cát Lượng để đập tan cuộc tiến...

Tại sao người phương Tây kị con số 13?

Trong Kinh Thánh có ghi một câu chuyện như sau: Jesus cùng mười hai tông đồ họp nhau trong lễ Vượt Qua. Đến bữa ăn tối Jesus nói: “Trong số các ngươi...

Tại sao cây chè lại thích hợp trồng ở vùng có tính axit?

Vùng núi và vùng bán sơn địa của Trung Quốc đa số là vùng đất có tính axít, lá chè mà những nơi này sản xuất có chất lượng rất cao, ví dụ chè “Long...

Vì sao nước suối có thể nhô cao hơn miệng cốc?

Nếu bạn đổ nước suối vào trong cốc, rồi bỏ nhẹ từng viên sỏi nhỏ vào, nước sẽ nhô cao lên khỏi miệng mà không tràn ra ngoài, cứ như là cốc được đậy...

Tại sao cây ăn quả phải trải qua việc chiết cành?

Lúa, mì, cà, ớt, bông..